SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
6
0
1
6
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 27 Tháng Sáu 2013 9:00:00 SA

công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2013

Căn cứ Thông tư số 63/2011/TT-BNNPTNT ngày 30/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 10/QĐ-KTĐ.ĐNB ngày 22/4/2013 của Khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Đông Nam bộ về việc ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua của Khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Đông Nam bộ năm 2013;

Theo Công văn số 25/SNN-KTĐ.ĐNB ngày 17/6/2013 của Trưởng Khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Đông Nam bộ về việc báo cáo sơ công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2013;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh báo cáo sơ kết tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2013, nội dung cụ thể như sau:

 

I. Đặc điểm tình hình:

 

1. Thuận lợi:

- Ngay từ đầu năm, Sở đã xây dựng chương trình kế hoạch thi đua trong toàn Sở và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thi đua với biện pháp cụ thể để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong lĩnh vực thi đua – khen thưởng; đẩy mạnh phong trào học tập, đuổi kịp và vượt các điển hình tiên tiến; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan trong việc phát hiện, xem xét lựa chọn các danh hiệu thi đua; rà soát lại phương pháp chấm điểm thi đua cho hợp lý.

- Quán triệt Chỉ thị 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị 18/CT-TU ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Ban Thường vụ Thành ủy, Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực chỉ đạo và thực hiện đổi mới công tác thi đua cả về nội dung và hình thức, đưa phong trào thi đua phát triển liên tục, bền vững, thực sự mang lại hiệu quả cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Sở và các cấp ủy Đảng là rất kiên quyết, tập trung, phù hợp với tình hình hoạt động của toàn Sở, đã tác động, động viên chiều sâu, khơi dậy và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các đơn vị thi đua thực hiện có hiệu quả trong cải cách, đổi mới công tác chỉ đạo, công tác quản lý; đánh thức các tiềm năng, khơi dậy các nguồn lực, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Sở nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thi đua của Sở và kế hoạch thi đua của đơn vị, tạo thành một phong trào thi đua sôi nổi, liên tục và đều khắp tại đơn vị. Cấp ủy và chính quyền của các đơn vị đã xem trọng việc thảo luận để quán triệt và thống nhất trong lãnh đạo về mục tiêu, phương hướng và biện pháp triển khai công tác thi đua tại các đơn vị. Nhiệm vụ thi đua được đưa vào Nghị quyết của Chi, Đảng bộ để toàn thể đảng viên quán triệt và triển khai thực hiện trong toàn đơn vị qua chương trình công tác năm, hàng quý và hàng tháng. Nội dung đăng ký thi đua của các đơn vị rất đa dạng, phong phú, gắn với nhiệm vụ chính trị hoặc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua phong trào thi đua của quần chúng, cấp ủy và chính quyền đã bình chọn nhiều nhân tố mới làm điển hình cho toàn ngành, bổ sung vào đội ngũ cán bộ quy hoạch; đánh giá và xác định được các nhân tố tích cực kết nạp vào các tổ chức chính trị. Công tác khen thưởng chú trọng việc thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, chính xác, đúng người, đúng thành tích; thể hiện sự tôn vinh, trân trọng giá trị tinh thần, ý nghĩa chính trị của việc thi đua – khen thưởng; bình chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để đề nghị Thành phố, Bộ chủ quản, Chính phủ và Nhà nước khen thưởng kịp thời, động viên được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục thi đua trong những năm sau.

 

2. Khó Khăn:

- Các hoạt động thi đua thường tập trung về chào mừng các ngày lễ lớn hoặc vào dịp tổng kết cuối năm.

- Công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa tốt và chưa kịp thời.

I.- Kết quả thực hiện các nội dung thi đua:

1.- Thực hiện nhiệm vụ chính trị:

1.1.- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thành phố 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5806,2 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2012 (cùng kỳ năm trước giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp thành phố tăng 5,8%). Trong đó:

+ Trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 1.391 tỉ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ.

+ Chăn nuôi: đạt 2.177,4 tỉ đồng, tăng 4,3% so cùng kỳ.

+ Dịch vụ nông nghiệp: đạt 359,2 tỉ đồng, tăng 4% so cùng kỳ.

+ Lâm nghiệp: đạt 47,6 tỉ đồng, tăng 7,5% so cùng kỳ.

+ Thủy sản: đạt 1.831,1 tỉ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của thành phố như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa… Về chuyển dịch cơ cấu trong 6 tháng đầu năm 2013: Trồng trọt chiếm tỉ lệ 24% (cùng kỳ năm 2012: 24,3%), chăn nuôi: 37,5% (cùng kỳ năm 2012: 38,4%), dịch vụ nông nghiệp: 6,2% (cùng kỳ năm 2012: 6,3%), thủy sản: 31,5% (cùng kỳ năm 2012: 30,1%).

1.2.- Kết quả thực hiện chương trình hành động của Thành ủy nhằm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn mà trọng tâm là thực hiện có kết quả, hoàn thành kế Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2011 – 2015):

 

1.2.1.- Tình hình chung:

Tổng số xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố là 56 xã (Trừ 02 xã: Bình Hưng – huyện Bình Chánh, Trung Chánh – huyện Hóc Môn đã đô thị hóa, không thực hiện xây dựng nông thôn mới). Đến nay, số lượng tiêu chí các xã đạt được như sau:

- Nhóm 1: (đạt chuẩn NTM 19 tiêu chí): số xã đạt 06 (tăng 04 so với năm 2012).

- Nhóm 2 (cơ bản đạt chuẩn 14 – 18 tiêu chí): số xã đạt 22 (tăng 18 so với năm 2012).

- Nhóm 3 (các xã khá đạt chuẩn từ 9 – 13 tiêu chí): số xã đạt 28 (tăng 16 so với năm 2012).

- Nhóm 4 (xã trung bình đạt chuẩn từ 5 – 8 tiêu chí): số xã đạt 0 (giảm 35 so với năm 2012).

- Nhóm 5 (xã khó khăn đạt chuẩn dưới 5 tiêu chí): số xã đạt 0 (giảm 04 so với năm 2012).

* Tỷ lệ số xã đạt chuẩn theo từng tiêu chí cụ thể, từ 1 đến 19 trên tổng số 56/56 xã thực hiện: (tiêu chí 1: 56/56 (đạt 100%); tiêu chí 2: 8/56 (đạt 14,3%); tiêu chí 3: 35/56 (đạt 62,5%); tiêu chí 4: 56/56 (đạt 100%); tiêu chí 5: 16/56 (đạt 28,6%); tiêu chí 6: 22/56 (đạt 39,3%); tiêu chí 7: 33/56 (đạt 58,9%); tiêu chí 8: 56/56 (đạt 100%); tiêu chí 9: 35/56 (đạt 62,5%); tiêu chí 10: 7/56 (đạt 12,5%); tiêu chí 11: 19/56 (đạt 33,9%); tiêu chí 12: 43/56 (đạt 76,8%); tiêu chí 13: 53/56 (đạt 94,6%); tiêu chí 14: 19/56 (đạt 33,9%); tiêu chí 15: 42/56 (đạt 75%); tiêu chí 16: 42/56 (đạt 75%); tiêu chí 17: 28/56 (đạt 50%); tiêu chí 18: 55/56 (đạt 98,2%); tiêu chí 19: 53/56 (đạt 94,6%).

* Tỷ lệ bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã là: 14 tiêu chí, tăng 04 tiêu chí so với năm 2012.

Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM thành phố (BCĐ NTM TP) đã nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn ven đô thị đặc biệt (văn bản số 391/CV-BCĐNTMTP ngày 23 tháng 01 năm 2013 gửi đồng chí Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các cơ quan liên quan, xin ý kiến chỉ đạo, làm cơ sở pháp lý để UBND thành phố quyết định ban hành). Nội dung chủ yếu: Có 10 tiêu chí thực hiện thống nhất theo Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 03 tiêu chí có hướng dẫn rõ hơn trong quá trình thực hiện và 06 tiêu chí xin điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của TP.HCM, cụ thể: Tiêu chí 3 - Thủy lợi; Tiêu chí 5 - Trường học; Tiêu chí 6 – Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí 10 - Thu nhập; .Tiêu chí 11 - Hộ nghèo; Tiêu chí 14 - Giáo dục.

1.2.2.- Kết quả thực hiện:

- Tổ chức Hội nghị Tổng kết xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 05 tháng 3 năm 2013.

+ Số xã có đề án được duyệt: 29/56 xã. Trong đó có 6 xã thí điểm và 23 xã nhân rộng. Cụ thể:

Tại 6 xã thí điểm:

 * Xã Tân Thông Hội – xã điểm do Trung ương chọn: Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt đề án từ tháng 10 năm 2009 và triển khai thực hiện, tổng kết đề án tháng 12 năm 2011; hiện nay đang ở giai đoạn duy trì, nâng chất lượng đạt các tiêu chí đến năm 2015.

* Tại 5 xã thí điểm do thành phố chọn (xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ): UBND thành phố đã phê duyệt đề án từ tháng 3 năm 2010 và triển khai thực hiện, tổng kết đề án tháng 3 năm 2013. Hiện nay đang ở giai đoạn duy trì, nâng chất lượng đạt các tiêu chí đến năm 2015.

06 xã điểm đều đạt chỉ tiêu về thu nhập so với quyết định phê duyệt đề án của Ủy ban nhân dân thành phố; thu nhập bình quân đầu người/năm tại các xã đạt từ 25 đến 34 triệu đồng/người/năm, gấp 1,66 đến 1,94 lần khi xây dựng đề án.

So với chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 3, 2010 – 2015): tại 6 xã điểm đều đã nâng thu nhập hộ nghèo mức 12 triệu đồng/người/năm: khi xây dựng đề án tại 6 xã có trên 5.700 hộ nghèo, đến nay có 80% số hộ đã vượt nghèo (4.533 hộ); đạt chỉ tiêu theo đề án được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (giảm từ 3% - 5% hàng năm).

Ban Quản lý nông thôn mới các xã chủ động phối hợp với các trường, các cơ sở đào tạo tổ chức tuyên truyền, tư vấn, khảo sát nhu cầu học và dạy nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đó đã mở 482 lớp, với 11.833 học viên theo học và được cấp giấy chứng nhận; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân trên địa bàn 6 xã là 58,6%.

Nhân dân các xã đã tích cực cùng nhau hiến đất để phát triển hạ tầng, đã có trên 7.005 hộ nhân dân hiến đất với tổng diện tích 725.872 m2 đất và vật kiến trúc, tổng giá trị trên 615 tỷ đồng.

Tại 23 xã nhân rộng giai đoạn 2: UBND thành phố đã phê duyệt từ cuối năm 2012 đến nay, hiện đang triển khai thực hiện.

+ Số xã còn lại đang thẩm định đề án: 27/56 xã. (hiện nay đang lấy ý kiến thẩm định của các Sở ngành, đoàn thể thành phố)

- Đánh giá chung về kết quả thực hiện đề án: các đề án xây dựng nông thôn mới thực hiện đảm bảo theo Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013) và theo đặc thù nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.3.- Kết quả thực hiện tại 50 xã còn lại:

Tổ Công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã hoàn thành khảo sát, thực tế các hạng mục, công trình đề xuất đầu tư theo Đề án tại 50/50 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố và yêu cầu Ban quản lý nông thôn mới các xã hoàn chỉnh Đề án xây dựng nông thôn mới để Tổ Công tác thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Kết quả tính đến nay, UBND thành phố đã phê duyệt đề án nông thôn mới của 22/50 xã; 28 xã còn lại đang hoàn thành đề án trình các sở ngành chuyên môn góp ý.

1.2.4.-Về Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”: Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 5785/KH-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Thành phố chung sức xây dựng NTM”.

1.2.5.- Công tác đào tạo, tập huấn:

Số lớp đã triển khai (bao gồm cả Hội thảo chuyên đề cấp thành phố về nông thôn mới): 227 lớp, với hơn 11.350 lượt cán bộ nhân dân. Trong đó cấp thành phố (Ban chỉ đạo, Tổ Giúp việc thành phố, các sở ngành, đoàn thể thành phố): 98 lượt cán bộ; cấp huyện (Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện, cán bộ phòng nghiệp vụ, đoàn thể huyện): 139 lượt cán bộ; còn lại là cấp xã (583 lượt cán bộ) và nhân tố nòng cốt trong nhân dân (hơn 10.530 lượt).

1.2.6.- Về huy động nguồn lực:

- Kết quả huy động nguồn lực cho các nội dung thực hiện từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới đến nay (tháng 6 năm 2013): 7.367.066 triệu đồng

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương  :      20.230 triệu đồng, chiếm 0,27%

+ Ngân sách thành phố     : 1.263.700 triệu đồng, chiếm 17,15%

+ Nguồn vốn lồng ghép     :    151.435 triệu đồng, chiếm 2,06%

+ Vốn tín dụng       : 3.031.273 triệu đồng, chiếm 41,15%

+ Nguồn lực của doanh nghiệp    :    880.354 triệu đồng, chiếm 11,95%

+ Đóng góp của người dân          : 1.725.217 triệu đồng, chiếm 23,42%

- Kết quả huy động nguồn lực cho các nội dung dự kiến năm 2013: 7.813.814 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách thành phố     : 4.071.814 triệu đồng, chiếm 52,11%

+ Nguồn vốn lồng ghép     :      42.000 triệu đồng, chiếm 0,54%

+ Vốn tín dụng       : 1.730.761triệu đồng, chiếm 22,15%

+ Nguồn lực của doanh nghiệp    :    665.706 triệu đồng, chiếm 8,52%

+ Đóng góp của người dân          : 1.303.533 triệu đồng, chiếm 16,68%

1.2.6.- Công tác lập quy hoạch:

Đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới được cấp thẩm quyền phê duyệt 24/56 xã (6 xã điểm và 18 xã nhân rộng trên địa bàn huyện Củ Chi) và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; 20 xã đã hoàn thành đồ án trình duyệt. Tính chung, đã có 44 xã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch (tỷ lệ 78,5%); tại 12/50 xã nhân rộng còn lại đã được phê duyệt nhiệm vụ đồ án, đang tiến hành lập quy hoạch, dự kiến hoàn thành trong quý 2/2013.

1.2.7. Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tổng các công trình thực hiện: 911 công trình, gồm: Giao thông: 283 công trình, Thủy lợi: 103 công trình, Văn hóa – Xã hội: 95 công trình, xóa nhà tạm, dột nát: 430 căn.

(Chỉ tính công trình tại 6 xã điểm; với các xã nhân rộng – do Ủy ban nhân dân thành phố mới phê duyệt đề án một số xã, nên vẫn chưa triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉ tính các đồ án quy hoạch).

          * Về giao thông: nâng cấp và làm mới 311,67 km. Trong đó:

+ Đường trục xã, liên xã: duy tu, nâng cấp 92,305 km đường;

+ Đường trục ấp, liên ấp: làm mới, nâng cấp 95,375 km đường;

+ Đường ngõ xóm, liên tổ: làm mới, nâng cấp 79,14 km đường;

+ Đường nội đồng: làm mới, nâng cấp 44,85 km đường.

          * Thủy lợi: nạo vét, gia cố kênh 72,575 km; xây dựng mới: 41,35 km; đặt cống: 21 cái.

          * Trường học: Xây mới và sửa chửa nâng cấp 25 trường. Trong đó: xây mới 13 trường và sửa chữa, nâng cấp 12 trường đạt chuẩn quốc gia.

          * Cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng mới 04 Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã ; 04 sân đa năng, sân bóng đá; 3 khu di tích, đền thờ và duy tu, nâng cấp 34 Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa.

          * Chợ: Xây dựng mới 05 chợ đạt chuẩn.

          * Trạm y tế: Xây mới và nâng cấp, sửa chữa 06 trạm y tế đạt chuẩn. Trong đó: xây mới 03 và nâng cấp, sửa chửa 03.

          * Nhà ở dân cư: xóa nhà tạm dột nát 430 căn tại 6 xã điểm (không còn nhà dột nát) và hỗ trợ xây dựng 81 nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Đã nghiên cứu xây dựng mẫu nhà ở nông thôn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản xuất từng huyện (hiện đang nghiên cứu xây dựng chính sách để triển khai thực hiện).

- Tổng vốn thực hiện ước đến tháng 06/2013  : 1.943 tỷ 892 triệu đồng.

(trong đó: thực hiện công tác quy hoạch 19 tỷ 290 triệu đồng và xây dựng cơ sở hạ tầng: 1.924 tỷ 602 triệu đồng)

  Chia ra:

          + Vốn ngân sách Trung ương      :  10 tỷ đồng (xã Tân Thông Hội);

          + Vốn ngân sách Thành phố       :  1.271 tỷ 200 triệu đồng;

          + Vốn dân cộng đồng                 :  662 tỷ 692 triệu đồng.

 

1.3.- Thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG khác trên địa bàn thành phố:

1.3.1. Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Chương trình nước sinh hoạt: Đang tiếp tục quản lý khai thác 123 trạm cấp nước tập trung, phục vụ nước sinh hoạt cho 321.831 nhân khẩu của 57.304 hộ dân ngoại thành. Trong 6 tháng đầu năm 2013 ước lắp đặt thêm 1.260 đồng hồ nước cho các hộ sử dụng.

- Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn: Tổ chức Lễ mít tinh Tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch – Vệ sinh môi trường và Ngày môi trường thế giới năm 2013 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi vào ngày 24/4/2013 và các hoạt động hưởng ứng tại 05 xã: Bình Khánh, huyện Cần Giờ; Phước Lộc, huyện Nhà Bè; Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh; Nhị Bình, huyện Hóc Môn; Trung An, huyện Củ Chi. Tổ chức 10 lớp tập huấn vận hành và sử dụng hầm Biogas an toàn, hiệu quả 10 lớp tập huấn sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp an toàn và hiệu quả, 30 lớp giữ gìn vệ sinh cá nhân, cộng đồng, quản lý rác thải và vệ sinh môi trường, 01 lớp khắc phục sự số trong vận hành hầm biogas tại 05 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.

1.3.2. Chương trình ứng phó với biến đối khí hậu:

Triển khai Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND thành phố về ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố đến năm 2025; tham gia nghiệm thu đề án Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động của thành phố phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu.

1.4.- Kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp:

- Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 42.493 ha, trong đó có trên 37.149 ha thuộc đất quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất). Tỉ lệ che phủ rừng và cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn thành phố hiện nay là 18,76%; tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 39,4%, tăng so với cùng kỳ năm 2012. Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố năm 2013.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch gieo ươm cung cấp 365.000 cây giống phân tán năm 2013, tiếp tục triển khai thực hiện một số hạng mục của “Đề án quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng, cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố và Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 03/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về trồng rừng và cây xanh thành phố giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; tiếp tục chăm sóc cây trồng tại Vườn Thực vật huyện Củ Chi và rừng cảnh quan tại Đền tưởng niệm các vua Hùng, quận 9, trồng mới và chuyển hóa rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong khu IV với diện tích 22ha; xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Triển khai 250.000 cây xanh các loại để thực hiện dự án trồng 500.000 cây xanh ven sông, kênh, rạch; thực hiện Kế hoạch số 1176/UBND-CNN ngày 12/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về trồng và bảo vệ rừng, cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2013. Tổ chức Lễ phát động phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2013 và tổ chức trồng 300 cây xanh các loại tại Khu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9 vào ngày 17/5/2013.

- Công tác tuyên truyền pháp luật lâm nghiệp: Tuyên truyền vận động nhân dân về công tác bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho 6.953 lượt người (đạt 83,53% so cùng kỳ); cung cấp 217 bộ văn bản pháp luật có liên quan cho các cơ sở kinh doanh lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã; vận động hộ dân sống trong rừng ký 1.144 bản cam kết bảo vệ rừng, các hộ kinh doanh ăn uống ký 124 bản cam kết về việc không xử dụng động vật hoang dã trong nhà hàng, quán ăn (tăng 164,2% so cùng kỳ); phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình 45 lần đưa tin, bài về hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ động vật hoang dã.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Tổ chức 494 lượt tuần tra bảo vệ rừng (tăng 39,9% so cùng kỳ); phối hợp với các chủ rừng kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng 122 lượt; kiểm tra công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng các chủ rừng 250 lượt (xấp xỉ so cùng kỳ); phối hợp với các xã và lực lượng giáp ranh tuần tra truy quét bảo vệ rừng 60 lượt (tăng 22,4% so cùng kỳ). Tổ chức công tác trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ tại Văn phòng Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố.

- Công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, quản lý lâm sản và động vật hoang dã: Tổ chức kiểm tra 932 lượt/504 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh gỗ, lâm sản khác (xấp xỉ so cùng kỳ); kiểm tra xác nhận 82.240 m3 gỗ các loại nhập khẩu, nhập xưởng, trong đó gỗ trong nước là 5.418 m3. Lập biên bản 50 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tạm giữ 52,379 m3 gỗ tròn, 32,375 m3 gỗ xẻ thông thường, 391 kg, 754 con động vật hoang dã các loại; xử lý 38 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 36,480 m3 gỗ tròn, 77,99 m3 gỗ xẻ thông thường, 319 kg và 468 con động vật hoang dã; thu nộp ngân sách nhà nước trên 949 triệu đồng (tăng 175,7% so cùng kỳ).

- Công tác gây nuôi động vật hoang dã: Tổ chức kiểm tra gây nuôi động vật hoang dã 374 lượt cơ sở; cấp 16.172 mã số thẻ cites, làm thủ tục xuất khẩu 7.000 con cá sấu sống, 172 tấm da muối, 201 tấm da thuộc, 04 sản phẩm làm từ da cá sấu, 700 tấm da trăn đi nước ngoài; cấp 134 giấy phép vận chuyển đặc biệt và 191 giấy xác nhận để xuất bán đi các địa phương trong nước: 10.753 con cá sấu sống, 20.000 kg thịt cá sấu, 9.512 kg rắn, 9.854 kg rùa, 3.939 kg kỳ đà, 314 con nhím, 24 con heo rừng lai, 963 con chim trĩ đỏ, 800 con chim lele và nhiều loài thông thường khác có nguồn gốc gây nuôi hợp pháp.

- Công tác cứu hộ động vật hoang dã: Tiếp nhận cứu hộ 82 cá thể bao gồm loài quý hiếm và thông thường của các đơn vị bắt giữ, do buôn bán trái phép chuyển tới, tổ chức và cá nhân tự nguyện giao; Trạm cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi đã cứu hộ 117 cá thể thuộc 33 loài.

- Công tác quản lý môi trường: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề cương “Khảo sát chất lượng nguồn nước mặt hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh năm 2013”, 6 tháng đầu năm 2013 đã quan trắc 132/199 mẫu.

          1.5.- Công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp:

          a.- Về lĩnh vực cây trồng:

- Tập trung thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất, sinh trưởng cây lúa và rau, điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Hàng tuần, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin và hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp phòng trị sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả.

- Công tác kiểm dịch thực vật và thanh tra thuốc bảo vệ thực vật: Kiểm tra kho nông sản tại 60 đơn vị với 125.608,2 tấn nông sản, thanh tra 03 đợt tại 31 cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, kết quả không có cơ sở vi phạm; kiểm tra sử dụng thuốc ngoài đồng ruộng tại 144 hộ và hướng dẫn 554 hộ sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng; cấp mới 86 chứng chỉ, cấp lại 17 chứng chỉ hành nghề và 73 giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

- Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm: Lấy 5.240 mẫu kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng sản xuất và chợ đầu mối, kết quả 5.230/5.240 mẫu âm tính, 10 mẫu dương tính mang đi định lượng kết quả không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

- Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về an toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ lần thứ 15 năm 2013 tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.

          a.- Về lĩnh vực vật nuôi:

- Tập trung thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản; qua đó kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trái phép, nhất là các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép. Trong 6 tháng đầu năm 2013, không phát hiện dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, PRRS tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố; tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định.

- Tính đến tháng 5/2013, trên địa bàn thành phố có 402 nhà nuôi chim yến/154 hộ nuôi chim yến. Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tổ chức 3 buổi tập huấn về phòng chống dịch cúm gia cầm trên chim yến với 220 người tham dự; lấy 190 mẫu/154 hộ nuôi chim yến để giám sát cúm gia cầm, kết quả 100% số mẫu đều âm tính.

- Công tác kiểm dịch vận chuyển nội địa động vật và sản phẩm động vật: Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã kiểm dịch 2.446 con trâu bò hơi (giảm 33,13% so cùng kỳ), 98.882 con thịt bò tuột ( xấp xỉ cùng kỳ), 1,2 triệu con heo hơi (tăng 15,76%), 467.531 con heo bên (xấp xỉ cùng kỳ), 10,5 triệu con gia cầm sống (tăng 13,3% so cùng kỳ), 7,9 triệu con gia cầm tươi (giảm 9,1% so cùng kỳ), 581,4 triệu quả trứng gia cầm (giảm 9,5% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm soát giết mổ: Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã kiểm soát 1,28 triệu con heo (tăng 14,34% so cùng kỳ), 3.673 con trâu bò (giảm 17,2% so cùng kỳ), 10,72 triệu con gia cầm (tăng 12,29% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật: Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã kiểm tra 31,46 triệu kg thịt heo từ tỉnh nhập về thành phố (tăng 56,05% so cùng kỳ), 12,93 triệu kg thịt trâu bò từ tỉnh nhập về thành phố (giảm 5,2% so cùng kỳ), 23,48 triệu kg sản phẩm đông lạnh nhập khẩu (tăng 3,77% so cùng kỳ).

- Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm:

+ Xử phạt vi phạm hành chính: Đã xử phạt 2.197 trường hợp với tổng số tiền là 2,42 tỷ đồng (giảm 12,56% số trường hợp và giảm 8,22% số tiền phạt so với cùng kỳ).

 

+ Xử lý kỹ thuật: Đã xử phạt 3.880 trường hợp, giảm 1,556% so cùng kỳ.  

 

- Tiếp tục triển khai mô hình điểm quản lý thực phẩm theo "Chuỗi thực phẩm an toàn - Chuỗi thịt heo, thịt gà và trứng gà" theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1325/TTg-KGVX ngày 04/8/2011 về Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo Chuỗi thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.6.- Công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

- Tham mưu, dự thảo và trình Ủy ban nhân dân thành phố các văn bản: xử lý lục bình dày đặc tại các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố; chấp thuận cấp kinh phí từ nguồn Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố để tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2013 cho các sở, ngành, đơn vị và quận, huyện liên quan; trình UBND thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án quy hoạch thủy lợi...

- Công tác thủy lợi: Khảo sát thủy văn, xâm nhập mặn tại 06 trạm, thực hiện 730 mẫu/1.456 mẫu; xây dựng mốc chỉ giới công trình thủy lợi (gồm 800 mốc chỉ giới trên hệ thống công trình thủy lợi kênh Đông Củ Chi và Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, Suối Nhum, …); xây dựng mốc cảnh báo ngập lụt (gồm 50 mốc cảnh báo ngập lụt trên địa bàn quận Thủ Đức). Nghiệm thu và báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra cao độ công trình phòng chống lụt bão huyện Hóc Môn năm 2013. Tập huấn nghiệp vụ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra các công trình thủy lợi trọng điểm 2013 đợt 1, đợt 2.

- Công tác phòng chống lụt bão: Đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Trực ban để thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết nguy hiểm, triều cường nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả. Xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão trước mùa mưa lũ năm 2013 tại 11 quận, huyện trọng điểm, gồm các quận 2, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Kiểm tra tiến độ các công trình phòng chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, tiêu thoát nước đã có chủ trương đầu tư năm 2008, 2009, 2011, 2013 và năm 2013 tại các quận huyện. Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai tại một số quận huyện trọng điểm. Triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2013.

Về kết quả đầu tư nâng cấp các công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước: Tổng hợp từ năm 2008 đến năm 2012, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng 344 công trình bờ bao phòng, chống triều cường kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008, năm 2009, năm 2011 và năm 2012 với tổng kinh phí đầu tư khoảng hơn 700 tỷ đồng. Hiện nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng được 316/344 công trình, chiều dài đạt 304,1/324,6 km, đạt tỷ lệ 93,68%. Những công trình đã và đang xây dựng đã phát huy hiệu quả trong việc phòng chống triều cường, sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước, cải thiện tình trạng ngập úng cho các khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp với diện tích được bảo vệ khoảng trên 11.500 ha; phòng, chống ngập úng bảo vệ khu dân cư cho khoảng 18.500 hộ dân; từ đó góp phần giữ vững ổn định về chính trị, xã hội, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đang sinh sống tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lụt, bão, thiên tai. Tiến độ thực hiện các công trình cụ thể như sau:

+ Đối với 135 công trình có chủ trương đầu tư năm 2008 (theo Công văn số 4358/UBND-CNN ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố): hoàn thành và đưa vào sử dụng 134/135 công trình với tổng chiều dài 146,3/146,8 km, đạt tỷ lệ 99,65%. Còn lại 01 công trình của quận 2 (Dự án xây dựng bờ kè khu phố 3, phường Thảo Điền) đang triển khai thi công, tiến độ đạt khoảng 40% khối lượng; dự kiến đến tháng 10 năm 2013 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Đối với 125 công trình có chủ trương đầu tư năm 2009 (theo Công văn số 3777/UBND-CNN ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố): hoàn thành và đưa vào sử dụng 124/125 công trình, với tổng chiều dài ước đạt 105,5/106 km, đạt tỷ lệ 99,52%. Còn lại 01 công trình của huyện Bình Chánh (Công trình nâng cấp và mở rộng đoạn 500m kênh liên vùng khu A, xã Bình Lợi) đang lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công trong Quý III năm 2013.

+ Đối với 59 công trình có chủ trương đầu tư năm 2011 (theo Công văn số 1082/UBND-CNN ngày 14/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố): phê duyệt 59/59 hồ sơ, trong đó, đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng 40/59 công trình, với tổng chiều dài 39,6/59,1 km đạt tỷ lệ 67,79%, đang triển khai thi công 12/59 công trình (01 công trình huyện Bình Chánh; 01 công trình huyện Cần Giờ, 03 công trình huyện Hóc Môn và 07 công trình quận 12); đang chuẩn bị thi công 7/59 công trình (02 công trình của huyện Cần Giờ, 01 công trình của huyện Hóc Môn, 02 công trình của huyện Nhà Bè và 02 công trình của quận Gò Vấp).

Đối với 25 công trình được chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2012, trong đó:

+ Đối với 13 công trình cấp bách từ nguồn Quỹ phòng chống lụt bão thành phố với tổng chiều dài 7.406m, kinh phí ước khoảng 17,302 tỷ đồng (Công văn số 5956/UBND-CNN ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố), đã thi công hoàn thành 06 công trình (04 công trình của quận Bình Thạnh, 01 công trình của quận Thủ Đức và 01 công trình của huyện Củ Chi); đang tổ chức thi công 07 (06 công trình của huyện Củ Chi và 01 công trình của Chi cục Kiểm lâm).

+ Đối với tiến độ 12 công trình của quận Thủ Đức được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố (theo Công văn số 2562/UBND-CNN ngày 01 tháng 6 năm 2012 và Công văn số 2303/UBND-CNN ngày 19 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố): đã hoàn thành 12/12 công trình với tổng chiều dài 5.352m, kinh phí ước khoảng 26,981 tỷ đồng.

2.- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; đoàn thể vững mạnh:

 

2.1.- Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt kịp thời các Nghị Quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước:

- Đảng ủy sở đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2012, triển khai chương trình công tác năm 2013, kết hợp quán triệt nghị Quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Đảng ủy Sở đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, thực hiện đúng nội dung, trình tự các bước theo hướng dẫn và  hoàn thành đúng thời gian quy định. Sau kiểm điểm đã có báo cáo kết quả thực hiện về Thành ủy và Đảng ủy Khối. Nhìn chung, việc tổ chức kiểm điểm  tự phê bình và phê bình của Ban Giám đốc Sở, Đảng ủy Sở và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở và của các chi bộ, đảng bộ đều được đánh giá là đạt yêu cầu.

- Chỉ đạo chi bộ, đảng bộ căn cứ kết quả kiểm điểm tự phê bình của đề ra chương trình giải pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót..

- Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng ủy và ban Giám đốc Sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện  thường xuyên. Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức quán triệt việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và triển khai chương trình phòng, chống tham nhũng tại Sở và giao trách nhiệm cho Bí thư và Thủ trưởng đơn vị tổ chức quán triệt , triển khai các chương trình hành động tiết kiệm, chống lãng phí, chương trình cải cách hành chính đến cán bộ, công chức, viên chức người lao động. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng: thực hiện công khai, minh bạch các quy trình thủ tục hành chính về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở; ứng dụng 26 quy trình ISO 9001-2008 thường xuyên cập nhật, cải tiến phù hợp theo quy định, thực hiện công khai với hình thức: thông tin trên trang Web và tại trụ sở cơ quan.

Qua triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng với các biện pháp cụ thể gắn với công tác thanh tra, kiểm tra theo chương trình của Sở nên đã đem lại  hiệu quả nhất định là  trong 6 tháng đầu năm chưa phát hiện hành vi tham nhũng.

2.2.- Kết quả thực hiện chương trình cải cách hành chính, trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính:

 

2.2.1.- Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính:

a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời ban hành các văn bản và triển khai thực hiện trong phạm vi toàn Sở, gồm:

 

 - Quyết định số 41/QĐ-SNN ngày 31/01/2013 về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành và Chương trình công tác năm 2013 của Sở (để triển khai thực hiện 02 văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố: Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 về tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2013).

 - Kế hoạch số 203/KH-SNN ngày 01/02/2013 về Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2013 và thực hiện Chỉ số cải cách hành chính;

 - Kế hoạch số 731/KH-SNN ngày 03/5/2013 về Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính và công tác kiểm soát, đánh giá các thủ tục hành chính năm 2013;

 - Kế hoạch số 761/KH-SNN ngày 06/5/2013 về Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013;

 - Công văn số 850/SNN-VP ngày 16/5/2013 về việc tiếp tục triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”.

Hàng tháng, Sở đã lồng ghép giao ban công tác cải cách hành chính vào hội nghị giao ban công tác chỉ đạo, điều hành tình hình sản xuất nông nghiệp – phát triển nông thôn.

b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trọng tâm sau đây:

- Triển khai và tiếp tục thực hiện các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố, gồm:

   + Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 – 2015;

  + Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020;

  + Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 24/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2013.

  + Văn bản số 319/UBND-KSTTHC ngày 19/01/2012 về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố.

 - Tiếp tục thực hiện các văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:

 + Quyết định số 351/QĐ-SNN-VP ngày 22/9/2011 về ban hành Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2015;

 + Kế hoạch số 1302/KH-SNN-VP ngày 13/8/2012 về thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020.

 

2.2.2.- Cải cách thể chế hành chính:

a. Công tác góp ý dự thảo và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật:

- Tham gia góp ý các dự thảo:

 

+ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (để triển khai thực hiện Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 11/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992).

+ Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai (để triển khai thực hiện Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

+ Nghị định mới thay Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

+ Dự thảo Thông tư hướng dẫn thu thập, lưu trữ và báo cáo thông tin dịch bệnh động vật trên cạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Công văn số 617/CCTY-PCD ngày 22/5/2013.

+ Dự thảo Thông tư Ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật dùng làm thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Công văn số 588/CCTY-PCD ngày 17/5/2013.

+ Quy chế quản lý việc dẫn dụ, gây nuôi chim yến trên địa bàn thành phố.

+ Sổ tay hướng dẫn cơ sở cá cảnh an toàn dịch bệnh.

 

- Tham mưu dự thảo trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành:

  + Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố năm 2013.

  + Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố về kiện toàn và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố.

  + Quyết định về giao chỉ tiêu thu, nộp Quỹ phòng chống lụt bão đối với doanh nghiệp và công dân phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2013.

 

b. Công tác tuyên truyền và rà soát, kiểm tra văn bản pháp luật:

- Triển khai phổ biến đến tất cả các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở các văn bản của TW và thành phố, gồm:

  + Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương"

  + Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.

  + Quyết định số 1808/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2013.

  + Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

  + Công văn số 06/HĐPH ngày 09/5/2013 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật về việc tiếp tục triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”.

 

- Về công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

  + Rà soát báo cáo vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

  + Rà soát, đề xuất các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, thú y, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi.

 

2.2.3.- Công tác giải quyết thủ tục hành chính:

a. Công khai thủ tục hành chính:

 

- Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và các văn bản pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính có liên quan. 

 

- Tiếp tục công bố thủ tục hành chính đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Bộ phận tiếp nhận - trả kết quả và đăng công khai trên website của Sở, của các đơn vị trực thuộc (nếu có).

 

 

b. Tiếp tục công khai trên website Sở danh sách, địa chỉ và nội dung dịch vụ nông nghiệp của các đơn vị sau:

- Chi cục Thú y: Xét nghiệm theo yêu cầu khách hàng; dịch vụ khử trùng tiêu độc; khám, chẩn đoán, điều trị, phẩu thuật, tiêm phòng các loại bệnh trên chó, mèo; khám, chẩn đoán, điều trị, tiêm phòng các loại bệnh trên gia súc, gia cầm và dịch vụ thú y bò sữa.

- Chi cục Bảo vệ thực vật: Hướng dẫn, tiếp nhận và giao trả hồ sơ thuộc lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện kiểm tra kiểm dịch thực vật nội địa; thực hiện các bước công nhận vùng rau an toàn theo trình tự thủ tục quy định; thực hiện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả.

- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn: Cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thuỷ lợi: Cung cấp cây, con giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, đặc biệt chuyên ngành hoa lan;  tư vấn kỹ thuật thiết kế, thi công các mô hình trồng hoa lan, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao.

- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp: Cung cấp thông tin nông nghiệp; xúc tiến thương mại; dịch vụ tư vấn và hoạt động huấn luyện, đào tạo.

 

 

c. Kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính:

Kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của Cơ quan Văn phòng Sở như sau:

Hồ sơ tồn đầu kỳ chuyển sang: 05 hồ sơ.

Hồ sơ tiếp nhận mới : 195 hồ sơ.

Hồ sơ đã giải quyết   : 186 hồ sơ.

Còn tồn: 14 hồ sơ (trong hạn giải quyết).

Giải quyết đúng luật, đúng hẹn: 100% hồ sơ; trong đó, giải quyết trước hẹn 180 hồ sơ, đạt tỷ lệ 96,8%.

Thống kê kết quả đánh giá của khách hàng, mức độ hài lòng đạt 98,9%.

 

3.- Xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy:

 

3.1.- Xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Tiếp tục thực hiện việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ủy Sở chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, đồng thời chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ thực hiện Kết luận số 01-KL/ĐUK ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Dân-Chính-Đảng về kết quả kiểm tra Đảng ủy Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ủy Sở triển khai thực hiện một số nội dung nhằm phát huy những mặt làm được và khắc phục những hạn chế theo kết luận trên.

-Triển khai hướng dẫn sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Xây dựng và triển khai hướng dẫn học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm  gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Đảng ủy Sở tổ chức 10 hội nghị, trong đó 03 hội nghị tại Sở và 07 hội nghị tại các đơn vị có lãnh đạo là Đảng ủy viên Sở.

- Lãnh đạo đoàn thể vân động cán bộ, công chức, viên chức tích cực học tập và đăng ký làm theo với những nội dung cụ thể, thiết thực,

- Xây dựng và triển khai hướng dẫn xét chọn tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đợt 19/5/2013. Đảng ủy Sở tổ chức Hội nghị biểu dương cấp Sở, vào ngày 03/5/2013, có 20 tập thể và 21 cá nhân nhận khen thưởng;  xét, chọn và đề xuất được Đảng ủy Khối thống nhất biểu dương 01 tập thể và 02 cá nhân.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền được chú trọng, ngoài việc tổ chức học tập, đăng ký phấn đấu rèn luyện, biểu dương khen thưởng, Đảng ủy tiếp tục duy trì sinh hoạt kể chuyện về Bác trong chi bộ và vào ngày chào cờ đầu tuần, đầu tháng, nhằm nâng cao nhận thức, động viên tinh thần của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tổ chức,  qua đó việc đăng ký làm theo ngày càng cụ thể, thiết thực: tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện chuẩn mực đạo đức, thái độ ứng xử,...

3.2- Công tác tổ chức cán bộ:

3.2.1. Về tổ chức bộ máy:

 

 - Xây dựng trình Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ thành phố Phương án kiện toàn, sắp xếp các Chi cục trực thuộc theo quy định mới ban hành liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, hoạt động thanh tra chuyên ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố và thực hiện Luật Cán bộ công chức.        

 

- Thành lập Phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Sở trên cơ sở đổi tên và bổ sung chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thủy sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.2. Thành lập và kiện toàn các Ban Chỉ đạo.

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định kiện toàn Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Sở theo Quyết định số 167/QĐ-SNN ngày 09/4/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2.3. Công tác tham gia quản lý Hội.

- Phối hợp thường xuyên với các Hội theo phân công quản lý tại Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân công quản lý Nhà nước đối với các tổ chức Hội trên địa bàn thành phố (Sở được giao trách nhiệm Quản lý nhà nước đối với 06 Hội bao gồm: Hội Làm vườn và Trang trại thành phố; Hội Hoa Lan Cây Cảnh thành phố; Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp thành phố; Hội Sinh vật Cảnh thành phố; Hội Thủy lợi thành phố và Hội Cá cảnh thành phố). Hội Cá cảnh thành phố đang tiến hành các thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2013 - 2017); Hội Thú ý đang lập các thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ I (2013 - 2017).

- Sở đã nhận 03 hồ sơ xin thành lập Hội, Hiệp hội, gồm: Hội Yêu động vật, Hội Sản xuất kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi - thủy sản và Hiệp hội Sinh vật cảnh Thành tựu. Căn cứ Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và xem xét hồ sơ xin thành lập Ban vận động thành lập hội, Sở đã có văn bản từ chối cho phép thành lập.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác Hội năm 2013.

3.2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức:

a. Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ:

Thực hiện đúng quy định, quy trình hồ sơ thủ tục “Một cửa” và theo Quy chế của Sở đã ban hành tại Quyết định số 580/QĐ-SNN-TCCB ngày 17 tháng 11 năm 2008, kết quả bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cụ thể như sau:

- Sở đã ban hành quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi; Sở Nội vụ ban hành Quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu Trưởng trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp.

- Thực hiện thủ tục trình Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm lại 02 công chức (Giám đốc và Phó Giám đốc Sở).

 

b. Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức:

- Đối với các thí sinh đã đạt kỳ thi tuyển công chức năm 2012: Sở đã ban hành quyết định tuyển dụng 03 công chức ngạch cán sự; bổ nhiệm ngạch cho 06 công chức ngạch cán sự và lập thủ tục gửi Sở Nội vụ thành phố bổ nhiệm ngạch cho 05 công chức ngạch chuyên viên.

- Số thí sinh đạt kỳ thi tuyển ngạch Kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trong năm 2012 là 04 người, Sở đang tiến hành lập hồ sơ bổ nhiệm ngạch theo quy định.

- Thực hiện thủ tục hồ sơ trình Sở Nội vụ thành phố bổ nhiệm ngạch đối với 01 cán bộ quy hoạch dài hạn của Thành ủy đã được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận kết quả xét tuyển về công tác tại Trung tâm Công nghệ sinh học, sau khi đủ thời gian tập sự tại đơn vị.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Công văn số 97/SNV-CCVC ngày 02/02/2012 của Sở Nội vụ thành phố. Kết quả đến nay cơ bản đã hoàn thành việc cập nhật dữ liệu, hiện đang hoàn chỉnh số liệu cập nhật lương của từng cán bộ, công chức, viên chức để tiến hành nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.

 

- Hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập bổ sung năm 2012 theo Nghị định 68/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch, tài sản thu nhập, báo cáo kết quả cho Thanh tra thành phố, Sở Nội vụ thành phố. 

 

- Thực hiện đánh giá công chức năm 2012 theo qui định.

 

 

c. Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ, công chức, viên chức.

- Sở đã làm thủ tục gửi Sở Nội vụ ban hành Quyết định giải quyết nghỉ hưu cho 01 người của cơ quan văn phòng Sở.

- Lập thủ tục gửi Sở Nội vụ thành phố thẩm định nâng lương trước hạn năm 2012 đối với công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc, bao gồm: 60 người, trong đó: diện Sở Nội vụ thành phố: 04 người, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 56 người.

- Lập thủ tục gửi Sở Nội vụ đã ban hành nâng bậc lương trước hạn cho công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu: 03 người của Chi cục Thú y.

 

 

e. Công tác đào tạo, bồi dưỡng:

- Tập trung tiếp tục thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 của Sở tại Quyết định số 445/QĐ-SNN-TCCB ngày 22/11/2011 về ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố, về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 – 2015.

- Sở đã lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức đăng ký tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh đối tượng 2: 01 người và đối tượng 3 là 11 người (01 nữ); lớp nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 61 (20 nữ); lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức: 03 người nữ; lớp cử nhân Chính trị (văn bằng 2) hệ tại chức: 07 người; lớp bồi dưỡng tiếng Anh trình độ B và C: 18 người (04 nữ).

- Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp hiện nay có 8 ngành đào tạo với 23 lớp và 864 học sinh. Ngoài ra, Trường đang tiếp tục liên kết đào tạo với trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đắk Lắk và Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đắk Lắk, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 là 240 học viên.

3.3.- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website của Ngành:

3.1.1.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:

- Toàn Sở có 08 website được kết nối với nhau (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp, Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lụt bão) cung cấp thông tin hoạt động của ngành.

- Hoạt động trang web của Sở ngày càng có nhiều thông tin, giúp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phục vụ người dân, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, thông tin hoạt động của ngành, trong đó các quy định, quy trình và thủ tục hành chính trên các lĩnh vực hoạt động của Sở, được duy trì hoạt động thường xuyên và luôn cập nhật thông tin mới.

- Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị thiết bị vi tính các loại, nối mạng nội bộ, nối mạng Internet, trao đổi hồ sơ văn bản qua mạng, lưu trữ tài liệu trên mạng nội bộ để dùng chung, góp phần tiết kiệm giấy tờ và thời gian giải quyết công việc.

- Tiếp tục thực hiện dự án Tăng cường công tác thông tin khuyến nông và thị trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố.

 

2. Về áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính:

- Cơ quan Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện 25 quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 như sau:

1/  Thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật

2/  Thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư (nhóm C)

3/  Thẩm định và trình duyệt Dự án đầu tư (nhóm B)

4/  Thẩm định và trình duyệt Kế hoạch đấu thầu dự án

5/ Tiếp nhận công bố hợp quy các sản phẩm, hàng hóa phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón

6/ Thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy các sản phẩm, hàng hóa thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

7/ Đăng ký cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đối với thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (Áp dụng chứng nhận trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh)

8/ Đăng ký cấp lại giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đối với thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (Áp dụng chứng nhận trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh)

9/  Xem xét yêu cầu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ

10/ Xem xét yêu cầu giải quyết cán bộ, công chức đi nước ngoài

11/ Xem xét yêu cầu giải quyết xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

12/ Xem xét yêu cầu giải quyết tiếp nhận, chuyển công tác, thôi việc đối với cán bộ, công chức

13/ Xem xét yêu cầu giải quyết tuyển dụng hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

14/ Giải quyết chế độ nâng bậc lương trước khi nghỉ hưu

15/ Xem xét bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức do thi tuyển, xét tuyển; chuyển xếp ngạch lương do thay đổi công tác

16/ Xét duyệt biên chế và quỹ tiền lương

17/ Xem xét công nhận kết quả xét tuyển viên chức

18/ Xem xét nâng ngạch không qua thi đối với công chức, viên chức khi có thông báo nghỉ hưu

19/ Thẩm định và trình duyệt dự toán thu chi ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở

20/ Thẩm định và trình duyệt điều chỉnh dự toán thu chi ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở

21/ Thẩm định và trình duyệt điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở

22/ Trình duyệt mua sắm phương tiện, thiết bị mới, sửa chữa tài sản cố định của các đơn vị trực thuộc Sở

23/ Thông báo xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc Sở.

24/ Đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

25/ Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Toàn Sở có 07 đơn vị đã được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, thực hiện theo cơ chế “một cửa” gồm: Văn phòng Sở, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

          4.- Công tác thi đua, khen thưởng:

- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Sở đã tham mưu Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2013 trong toàn Sở nhằm hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt theo chủ đề của cả nước do Trung ương phát động “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm” với khẩu hiệu hành động của thành phố “Đồng tâm - hiệp lực, vượt khó - thành công”, tạo động lực để vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố năm 2013, đặc biệt là góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả 6 chương trình đột phá do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX đề ra và các nội dung trọng tâm của Nghị quyết kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố lần thứ bảy (khoá VIII) đề ra; đồng thời tổ chức triển khai các hoạt động lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2013) và chào mừng kỷ niệm Ngày truyền thống thi đua yêu nước 11/6/2013, theo nội dung tại Kế hoạch số 6148/UBND-VX ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc và nội dung đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng theo tinh thần Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư và thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị. Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Chú trọng nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Cựu chiến binh trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua; quan tâm công tác phát hiện, tuyên truyền về các mô hình, sáng kiến, nhân tố mới và nhân rộng điển hình tiên tiến tạo sự lan toả rộng lớn trong phong trào thi đua yêu nước trong các phòng ban, đơn vị thuộc Sở.

- Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua tiếp tục thực hiện “Năm an toàn giao thông”, gắn với phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; phong trào “Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phong trào “Toàn dân tham gia đấu tranh, trấn áp tội phạm”.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính nhà nước; đề ra các giải pháp đảm bảo sự quản lý, điều hành thống nhất, thông suốt, công khai, minh bạch, dân chủ, hiệu quả, thân thiện, tiến tới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nông dân, doanh nghiệp, tổ chức về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở. Tiếp tục duy trì có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Sở.

- Sở đã ban hành văn bản số 191/SNN-TĐKT ngày 31 tháng 1 năm 2013 về chia cụm thi đua và hướng dẫn hoạt động của các Cụm thi đua năm 2013 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của 4 cụm thi đua thuộc Sở, trong đó chú trọng tổ chức các sinh hoạt chuyên đề để giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn, quán triệt Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 63/2011/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 9 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn công tác thi đua và khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng; nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Sở có ban hành Quy chế hoạt động và bình xét thi đua, khen thưởng. Đặc biệt công tác kiểm tra, đôn đốc thi đua rất được Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Sở chú trọng, phân công từng thành viên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, tham mưu Ban Giám đốc Sở chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thi đua, chương trình hành động và các giải pháp cụ thể để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong lĩnh vực thi đua – khen thưởng; đẩy mạnh phong trào học tập, đuổi kịp và vượt các điển hình tiên tiến; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan trong việc phát hiện, xem xét lựa chọn các danh hiệu thi đua; rà soát lại phương pháp chấm điểm thi đua cho hợp lý.

 

- Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh Sở và của các đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp vận động cán bộ, công chức, viên chức và lao động tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua, để phong trào thi đua yêu nước thực sự là phong trào hành động cách mạng của quần chúng, góp phần tích cực vào phong trào thi đua yêu nước của thành phố.

 

- Về công tác báo cáo: Trong 6 tháng đầu năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố; tham dự đầy đủ các cuộc họp do Hội đồng Thi đua và Khen thưởng thành phố và các Khối Thi đua triệu tập.

- Trong 6 tháng đầu năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã trình các cấp xét khen thưởng thành tích các mặt công tác sau đây:

+ Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012 cho 03 tập thể và 12 cá nhân.

+ Trình Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng:

* Khen thưởng thành tích công tác năm 2012, trong đó, tặng Cờ Thi đua của Thành phố cho 04 đơn vị, công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm 2012 cho 76 tập thể, công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp thành phố” năm 2012 cho 19 cá nhân, tặng Bằng khen cho 14 tập thể và 54 cá nhân; tặng huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh cho 5 cá nhân.

* Khen thưởng 3 gương tập thể, 3 cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của thành phố giai đoạn 2011 – 2013.

* Trình khen thưởng cấp Nhà nước, gồm: Trình Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 02 tập thể và 02 cá nhân; trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 04 tập thể và 01 cá nhân.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen thưởng:

* Công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho 262 cá nhân.

* Tặng Giấy khen về thành tích trong công tác phối hợp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia sứ,c gia cầm, thủy sản năm 2012 cho 15 tập thể và 11 cá nhân.

* Tặng Giấy khen về thành tích trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2012 cho 19 tập thể và 35 cá nhân.

* Tặng Giấy khen về thành tích công tác năm 2012 cho 36 tập thể và 233 cá nhân.

+ Tổng hợp, trình UBND thành phố và Thủ tướng Chính phụ khen thưởng nhân Hội nghị Tổng kết xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2013 trên địa bàn thành phố: Bằng khen UBND thành phố cho 33 tập thể và 78 cá nhân; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho 4 tập thể và 03 cá nhân.

+ Khen thưởng khác:

* Trình Ban chỉ đạo 127 thành phố xét khen thưởng thành tích trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012: Bằng khen BCĐ TW cho 3 cá nhân, bằng khen Thủ tướng Chính phủ cho 01 tập thể.

* Đề nghị Công an thành phố trình xét tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” của Bộ Công an khen 05 cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện phong trào an ninh tổ quốc.

* Trình Cục An toàn thực phẩm xét trình Bộ Y tế tặng Bằng khen cho 01 tập thể có thành tích trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.

III.- Phương hướng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng cuối năm 2013:

- Trong 6 tháng cuối năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương 7 – khóa X; xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động trong nông nghiệp nông thôn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của thành phố; tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp ngoại thành; sản xuất và cung cấp các loại giống tốt, giống mới có năng suất, chất lượng cao; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố.

- Phát huy kết quả thi đua đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 và để đưa phong trào thi đua tiếp tục phát triển trong 6 tháng cuối năm 2013, nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tập trung nói trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh phát động đến tất cả phòng ban, đơn vị và toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trong toàn Sở tổ chức thực hiện phong trào thi đua với chủ đề “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” do Ủy ban nhân dân thành phố phát động; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn ngành với khẩu hiệu “Tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung nâng cao chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, cải thiện điều kiện sống của nông dân, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường”.

- Cấp ủy Đảng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên chức phát huy truyền thống yêu nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua do thành phố và Sở phát động, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ công tác được giao trong năm 2013. Thực hiện tốt việc khen thưởng theo thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát các phong trào thi đua để hạn chế những thiếu sót; đồng thời để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những điển hình tiên tiến, những nhân tố mới của phong trào. Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết một cách nghiêm túc, đánh giá đúng thực chất tác dụng của phong trào, phổ biến và nhân rộng những cách làm hay, những sáng kiến, cải tiến mang lại hiệu quả thiết thực.

 

- Từng đơn vị trực thuộc Sở tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; thi đua tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “Trung thành – Sáng tạo - Tận tụy – Gương mẫu”; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, không để xảy ra tham ô, lãng phí trong đơn vị.

- Tổ chức tập huấn công tác thi đua – khen thưởng cho cán bộ chuyên trách thi đua của các đơn vị trong toàn Sở.


Số lượt người xem: 11555    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm