SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
2
0
9
6
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 15 Tháng Mười Hai 2005 9:15:00 SA

Sử dụng phân gà cho cây trồng trong tình hình dịch cúm gia cầm

Trong giai đoạn hiện nay, dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở nhiều nơi. Rõ ràng là chúng ta phải coi lại cách sử dụng phân gà như hiện nay của người trồng rau. Phân gà được vận chuyển tự do, còn tươi chưa ủ hoai sẽ là nguồn lây nhiễm nếu phân đó được lấy từ các trại gà có mầm bệnh virus cúm. Việc lây trực tiếp qua người từ phân gà, mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định, nhưng để phòng ngừa, tốt nhất là không nên sử dụng như cách làm hiện nay.

 Trước hết, phải nói công bằng là phân gà là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong phân gà như  N: 1,6 – 1,7%; P2O5: 0,5 – 0,6%; K2O: 0,85%; CaO: 2,4%. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau. Tại ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng trồng rau khác như ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm, nhiều nông dân trồng rau sử dụng phân gà như là loại phân hữu cơ chủ yếu bón cho rau. Tuy nhiên trên thực tế, bà con nông dân sử dụng phân gà chưa đúng cách. Trước hết một số người còn bón phân gà tươi, chưa được ủ hoai, dễ mang mầm bệnh cho rau. Do đó phân có mùi rất hôi gây ô nhiễm môi trường. Một số hộ có tiến hành ủ nhưng lại không đúng kỹ thuật, mất dinh dưỡng. Chủ yếu phân được chuyển từ các trại gà về đánh đống, đóng bao ở đầu ruộng, rải thêm vôi vào và lấy bạt phủ lại cho quá trình phân huỷ diễn ra tự nhiên. Sau thời gian ngắn tiến hành bón cho rau.

Trong giai đoạn hiện nay, dịch cúm gia cầm đang xảy ra ở nhiều nơi. Rõ ràng là chúng ta phải coi lại cách sử dụng phân gà như hiện nay của người trồng rau. Phân gà được vận chuyển tự do, còn tươi chưa ủ hoai sẽ là nguồn lây nhiễm nếu phân đó được lấy từ các trại gà có mầm bệnh virus cúm. Việc lây trực tiếp qua người từ phân gà, mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định, nhưng để phòng ngừa, tốt nhất là không nên sử dụng như cách làm hiện nay.

          Phân gà, phân gia cầm là nguồn dinh dưỡng tốt phải biết cách tận dụng nó. Tuy nhiên, để sử dụng phân gà cho an toàn trước hết đề nghị bà con nông dân phải tuân thủ một số bước sau đây:

- Phân gà thải ra từ các trại gà không nên di chuyển đi nơi khác mà tập trung tại chỗ và tiến hành vệ sinh, kèm theo các biện pháp sơ chế và ủ cho hoai. Khi đã thực hiện đúng quy trình ủ hoai thì đóng bao PE theo đúng tiêu chuẩn mới vận chuyển đi sử dụng ở nơi khác.

- Về cách ủ nên sử dụng chế phấm Trichoderma là loại nấm đối kháng khi được phối trộn vào các loại phân hữu cơ, vừa có tác dụng ngăn ngừa được các nấm bệnh hại bộ rễ của cây trồng, vừa có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất hữu cơ. Lợi dụng đặc tính này, người ta đã phối trộn Trichoderma vào phân chuồng. Nhiệt độ khi ủ có thể đạt tới 65 - 70oC giúp cho việc tiêu diệt các mầm bệnh và có thể cả vi khuẩn. Phân được ủ có phối trộn Trichoderma sẽ mau hoai, bình quân từ 25 – 30 ngày so với cách ủ bình thường không trộn là 2 – 3 tháng. Tỷ lệ phối trộn cứ 1 tấn phân hữu cơ: phân gà, phân bò ta trộn thêm từ 2 – 4 kg chế phẩm. Để hiệu quả ủ phân được tốt thì phân gà, phân bò phải có độ ẩm tương đối thấp khoảng 50 – 60%, không nên ẩm quá thì nấm men khó phát triển.

- Để thay thế phân gà hoàn toàn, chúng ta có thể sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học dùng cho rau. Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ sinh học có sử dụng chế phẩm Trichoderma nhưng nguồn nguyên liệu phân hữu cơ được lấy từ phân bò sữa. Như vậy hiệu quả tốt, hợp vệ sinh mà chất lượng không kém gì phân gà, do đó có thể thay thế được tình trạng sử dụng phân gà không đúng kỹ thuật như hiện nay. Cụ thể như Công ty TNHH Anh Việt đóng tại xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi sản xuất loại phân hữu cơ sinh học CUGASA có thể sử dụng rất tốt cho việc trồng rau an toàn, các loại hoa kiểng, cây công nghiệp, cây ăn trái.

 

                               TS. Dương Hoa Xô
 

Số lượt người xem: 39049    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Tìm kiếm