SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
5
9
2
8
1
Thủy lợi và Phòng chống lụt bão 10 Tháng Ba 2010 9:55:00 SA

Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2009 - 2010

-
 
  -

I. Nhận định chung tình hình khí tượng thủy văn

1. 
Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do bị ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên mùa khô năm 2009-2010 sẽ kéo dài đến trung tuần tháng 4 năm 2010. Hiện nay, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng bởi lưỡi áp cao Tây Thái Bình Dương với hoạt động của đới gió tín phong có hướng lệch Đông cường độ yếu trong thời kỳ đầu và giữa, sau đó gió chuyển dần sang Đông Đông Bắc, thời tiết Nam Bộ vẫn khô hạn, hầu hết không mưa hoặc chỉ có mưa rào không đáng kể, tình hình nắng nóng vẫn duy trì, nhiệt độ cao nhất sẽ còn tăng trong các ngày tiếp theo.

2.Về diễn biến xâm nhập mặn khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến tuần giữa tháng 02 năm 2010:

Theo kết quả đo đạc của Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường, hiện nay mặn đã xâm nhập mạnh và chuyển dần về phía thượng lưu.

-       Tại Mũi Nhà Bè độ mặn tăng cao đạt giá trị trung bình 6,71‰.

-       Hệ sông Nhà Bè– Đồng Nai: mặn ở mức 4‰ đã xâm nhập quanh vùng cửa sông Sài Gòn Đồng Nai;

-       Hệ sông Sài Gòn: từ cửa Rạch Tra đến vùng Thủ Thiêm bị nhiễm mặn 0,5-2‰;

-       Khu vực Bình Chánh: xâm nhập mặn 6-7‰ qua khu vực cầu Ông Thìn, đi sâu vào vùng phía nam huyện Bình Chánh, độ mặn 2-3 ‰ vào đến vùng kênh Tàu Hũ. Các cống trên kênh A, B, C ngăn triều, mặn và nhiễm bẩn. Việc đóng mở cống trên các kênh A, B, C tiêu thoát nước phèn và nước nhiễm bẩn nên chất lượng nước trong vùng tốt hơn;

          Dự báo trong đầu tháng 3/2010, trời nắng nóng, ranh mặn 4‰ tiếp tục vào sâu hơn hiện nay do triều cường đỉnh cao vào cuối tháng.

3. Về mực nước của các hồ chứa thượng nguồn: hầu hết mực nước của các hồ năm 2010 thấp hơn mực nước cùng kỳ năm 2009, cụ thể: mực nước của các hồ ngày 27 tháng 02 năm 2010 như sau: hồ Dầu Tiếng 21,61m (cùng kỳ năm 2009: 22,59m); hồ Trị An 58,76m (cùng kỳ năm 2009: 60,16m); hồ Thác Mơ 211,82m (cùng kỳ năm 2009: 213,84m).

Mặt khác, theo kế hoạch hồ Dầu Tiếng sẽ xả nước đẩy mặn cho nhà máy nước Tân Hiệp thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, vì vậy mực nước hồ Dầu Tiếng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

II. Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2009 - 2010

Trước tình hình khí tượng thủy văn trên, khả năng xảy ra thiếu hụt nguồn nước ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và hạn hán, xâm nhập mặn sẽ sâu và cao hơn năm 2009, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn thành phố rất lớn.

Thực hiện Chỉ thị số 2101/CT-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai một số biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010 và Văn bản số 2570/ĐC-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đính chính Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai một số biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010; để chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2009-2010 như sau:

II.1. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010

-       Diện tích trồng trọt: 57.000 ha (trồng lúa 20.000ha, rau các loại 12.000 ha, Bắp 2.000 ha, đậu phộng 1.500ha, mía 1.750 ha, cao su 3.500ha, cây ăn trái 11.000ha, cây hoa kiểng 1.900ha, cỏ thức ăn gia súc 3.400 ha);

-       Diện tích nuôi trồng thủy sản: 12.100ha (nuôi trồng nước ngọt 1.600ha, nuôi trồng nước lợ, mặn 10.500ha);

-       Diện tích rừng: 39.110 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng 31.210ha, rừng kinh tế 7.900ha).

Trong đó, diện tích phục vụ từ các hệ thống công trình thủy lợi như sau:

+       Công trình thủy lợi kênh Đông Củ Chi: 26.380 ha (Vụ Đông Xuân: 9.080, Hè Thu: 8.200 ha, Mùa: 9.100 ha);

+       Công trình thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh: 23.800 ha (Vụ Đông Xuân: 7.100 ha, Hè thu: 8.000 ha; Mùa: 8.700 ha);

+       Khu vực ven sông Sài Gòn huyện Củ Chi: 4.500 ha.

II.2. Các nhiệm vụ chủ yếu phòng chống hạn, xâm nhập mặn

1.Theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn tại các trạm quan trắc được bố trí tại các cửa sông: trạm Mũi Nhà Bè, Cát Lái, Thủ Thiêm, cầu Ông Thìn, cống kênh C, kênh Xáng – kênh An Hạ, cửa rạch Tra.

2.Thông báo rộng rãi, kịp thời đến người dân, địa phương về mức độ xâm nhập mặn, khuyến cáo người dân nuôi trồng thủy sản tái sử dụng nước trong trường hợp mặn tăng cao hoặc chủ động chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phù hợp.

3.Tận dụng nguồn nước xả đẩy mặn nhà máy nước Tân Hiệp từ hồ Dầu Tiếng và các đợt triều cường để lấy nước và trữ nước trên các trục kênh chính phục vụ sản xuất.


4.
Tiếp tục duy tu sửa chữa, nạo vét thông thoáng các tuyến kênh tạo nguồn, kênh nội đồng, cống lấy nước, hạn chế tối đa thất thoát nước; khai thác vận hành công trình hợp lý, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, phòng chống cháy rừng trong khu vực; có kế hoạch cung cấp nước, cắt nước hợp lý, sử dụng biện pháp tưới luân phiên; xây dựng kế hoạch vận hành công trình theo từng thời đoạn bảo đảm công tác ngăn mặn, trữ nước trong nội đồng để tưới và chống cháy, tiêu xả phèn, ô nhiễm.

5.Về lực lượng, thiết bị máy bơm: chuẩn bị sẵn sàng, tập kết máy bơm tại các đơn vị trực thuộc Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi (Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh, Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình thủy lợi kênh Đông Củ Chi), tổng số máy bơm di động 18 cái, công xuất 600 – 800 m3/h/cái; 02 máy bơm thuyền, công suất 2.200m3/h/cái, chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương sẵn sàng bơm bổ sung nguồn nước phòng, chống hạn khi cần thiết, đặc biệt bơm phục vụ phòng chống cháy trên các khu vực như: rừng phòng hộ Bình Chánh, Trung tâm Hoa kiểng và Dịch vụ Nông nghiệp, Công ty Cây trồng thành phố, khu rừng Trung tâm Nhị Xuân...

II.3. Phân công nhiệm vụ

1.Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão

-       Theo dõi thường xuyên số liệu quan trắc dự báo xâm nhập mặn trên sông, kênh, rạch và cập nhật định kỳ lên website của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố; thông báo định kỳ về số liệu xâm nhập mặn đến các địa phương, đơn vị liên quan; báo cáo thường xuyên cho Ban Giám đốc Sở về tình hình diễn biến thời tiết, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố để kịp thời chỉ đạo các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý của từng đơn vị;

-       Thường xuyên kiểm tra kênh, mương, cống lấy nước đảm bảo cung cấp nước, cảnh báo, dự báo về tình hình khô hạn đến các đơn vị liên quan để chủ động, kịp thời ứng phó; 

-       Phối hợp với Tổ Tổng hợp – tin học Sở cập nhật định kỳ số liệu quan trắc dự báo xâm nhập mặn lên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2.Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi

-       Tiếp tục duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, hạn chế thất thoát nước;

-       Vận hành công trình theo từng thời đoạn bảo đảm công tác ngăn mặn, trữ nước trong nội đồng để tưới, giữ ẩm và chống cháy, tiêu xả phèn, ô nhiễm;

-       Có kế hoạch vận hành công trình tận dụng nguồn nước xả đẩy mặn nhà máy nước Tân Hiệp từ hồ Dầu Tiếng và các đợt triều cường để lấy nước và trữ nước trên các trục kênh chính phục vụ sản xuất;

-       Thông báo rộng rãi, thường xuyên đến người dân, tổ chức dùng nước về kế hoạch cấp nước, cắt nước, xây dựng kế hoạch cung cấp nước luân phiên, lịch vận hành các cống điều tiết như cống kênh A, B, C ...;

-       Chuẩn bị máy bơm, nhiên liệu, lực lượng, sẵn sàng bơm phòng, chống hạn, phòng chống cháy rừng khi cần thiết;

-       Thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH Một Thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng tăng cường mở nước trên kênh Chính Đông, bảo đảm cấp đủ nước phục vụ sản xuất; định kỳ tổ chức họp giao ban tại K34 kênh chính Đông, 01 tuần/lần để đánh giá lại tình hình cấp nước, sử dụng nước trong tuần để có điều chỉnh phù hợp;

-       Vận động bà con nông dân chủ động bố trí mùa vụ sản xuất phù hợp;

-       Phối hợp cùng chính quyền địa phương trong việc vận động bà con nông dân, các đơn vị dùng nước phát hoang, rong cỏ kênh mương nội đồng, đảm bảo dẫn nước đến mặt ruộng; sử dụng nước tiết kiệm.

3.Chi cục Lâm nghiệp

Có kế hoạch chủ động trong công tác phòng, chống cháy rừng trong phạm vi quản lý của đơn vị mình, tiếp tục triển khai thi công các công trình phòng, chống cháy rừng đã được phê duyệt; chủ động lấy nước từ kênh tạo nguồn hoặc bơm cưỡng bức khi cần thiết, đồng thời trữ nước trong mương nội đồng để giữ ẩm phòng cháy rừng; khai thông kênh mương thông thoáng dòng chảy, vệ sinh các cống lấy nước, thường xuyên kiểm tra, tuần tra các khu rừng trong phạm vi quản lý.

4.Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật:

Có kế hoạch phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trong lĩnh vực đơn vị quản lý; cập nhật thường xuyên số liệu quan trắc, dự báo diễn biến xâm nhập mặn trên sông, kênh, rạch được đăng tải trên website:

http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn;
http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn;

Chủ động phối hợp với các địa phương nắm bắt diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, khuyến cáo người dân chuyển đổi giống cây trồng, thủy sản sử dụng ít nước; giảm diện tích gieo trồng lúa nước, không sản xuất lúa nước trên các khu vực vùng cao, khó tích nước.

5.Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn:

Có kế hoạch chủ động trong cấp nước cho người dân trong vùng nông thôn bị ảnh hưởng, đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong phạm vi phục vụ.

6.Các Phòng trực thuộc Sở

-       Phòng Quản lý đầu tư: chủ động phối hợp với Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc duy tu, nạo vét kênh mương, cống lấy nước, tiến độ thi công, chất lượng các công trình phòng chống, chữa cháy rừng đã được phê duyệt trong phạm vi quản lý;

-       Phòng Nông nghiệp, phòng Thủy sản: chủ động phối hợp với phòng kinh tế, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các quận, huyện nắm bắt về diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản từng mùa vụ, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn đồng thời khuyến cáo người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp;

-       Phòng Kế hoạch Tài chính: theo dõi diễn biến chung tình hình sản xuất nông nghiệp, đánh giá ảnh hưởng ảnh của việc hạn hán, xâm nhập mặn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng cháy, chữa cháy rừng, báo cáo kịp thời Ban Giám đốc Sở và đề xuất giải pháp thực hiện./.

Văn phòng Ban chỉ huy PCLB TP – Chi cục Thủy lợi và PCLB.


Số lượt người xem: 10776    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

 THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm