SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
5
7
3
8
4
0
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 Tháng Hai 2008 9:00:00 CH

Tình hình thực hiện công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm 2007 và phương hướng công tác năm 2008

Trong năm qua, với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành quả vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố đạt 6,5%, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng 30% trong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Ngành chăn nuôi thành phố có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng con giống, cơ cấu chăn nuôi chuyển dịch theo hướng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, đặc biệt thành phố đang dần định hình sản xuất chăn nuôi an toàn, bò sữa cao sản.



I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          Trong năm qua, với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành quả vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố đạt 6,5%, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng 30% trong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Ngành chăn nuôi thành phố có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng con giống, cơ cấu chăn nuôi chuyển dịch theo hướng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, đặc biệt thành phố đang dần định hình sản xuất chăn nuôi an toàn, bò sữa cao sản.

          Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn gặp không ít khó khăn do:

          - Thời tiết diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh chưa được khống chế triệt để trong cả nước. Dịch cúm gia cầm tiếp tục tái phát tại 33 tỉnh, thành phố, trong khi công tác quản lý đàn, quản lý tiêm phòng và cấp giấy kiểm dịch của các tỉnh cho đàn gia cầm vận chuyển về thành phố giết mổ chưa được chặt chẽ. Dịch lở mồm long móng trên gia súc xảy ra tại 36 tỉnh thành, trong đó virus type Asia 1 gây bệnh tại Quảng Trị và Thanh Hóa, đe dọa đến chương trình an toàn dịch bệnh của gia súc thành phố và lưu chuyển gia súc giữa các địa phương. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên heo thể độc lực cao xảy ra tại 18 tỉnh, trong đó nhiều tỉnh giáp ranh và cung cấp nguồn gia súc và sản phẩm gia súc chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố.

          - Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng và chưa có xu hướng ngưng lại đã trực tiếp ảnh hưởng đến người chăn nuôi

          - Tình hình chăn nuôi của người dân nhập cư tại thành phố với phương thức chăn nuôi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và an toàn dịch, là nguy cơ ảnh hưởng đến dịch tễ đàn gia súc của thành phố.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHĂN NUÔI NĂM 2007

        1. Chăn nuôi bò sữa:

           Mặc dù chăn nuôi bò sữa gặp phải những khó khăn như chi phí đầu vào liên tục tăng, một số công ty sữa mới thử nghiệm thu mua với giá cao nhưng chỉ trong thời gian ngắn làm ảnh huởng đến đầu ra của người dân; giá con giống có dấu hiệu sốt giá, chưa có thị trường con giống thật sự đảm bảo cho người chăn nuôi. Nhưng với quyết tâm tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình giống cây con chất lượng cao, tập trung phát triển các cây, con trọng điểm của thành phố, trong đó có bò sữa, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo sản xuất, khuyến cáo, hướng dẫn kịp thời các giải pháp cho người chăn nuôi  để bò sữa thật sự phát triển ổn định, bền vững, các giải pháp tập trung:

          - Giảm thiểu tối đa các chi phí trung gian (tự vắt sữa, tận dụng đất trống đầu tư trồng cỏ).

          - Mạnh dạn loại thải, chọn lọc thay đàn, giữ lại những con có năng suất cao.

          - Tính toán đầy đủ và chính xác nhu cầu dinh dưỡng của đàn bò để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng thức ăn nhưng không lãng phí.

          - Từng bước cấu trúc lại đàn bò theo cơ cấu 70% cái sinh sản, 50% cái vắt sữa.

          - Tập trung xây dựng các mô hình tổng hợp bao gồm chuồng trại, dinh dưỡng, trồng cỏ, vệ sinh vắt sữa, biogas, giống nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa.

          Do vậy, ngành chăn nuôi bò sữa thành phố đã tiếp tục tăng cao phát triển ổn định, kết quả cụ thể như sau:

1.1. Tổng đàn bò sữa:

          Trong những tháng đầu năm 2007, chăn nuôi bò sữa gặp phải một số khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá thu mua sữa không tăng tương ứng. Nhưng đến 6 tháng cuối năm 2007, các công ty thu mua sữa đã có nhiều hình thức hỗ trợ chi phí sản xuất cho người chăn nuôi bò sữa, đã giúp người dân ổn định sản xuất. Kết quả khảo sát ý kiến về định hướng chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố của Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng- vật nuôi như sau: 91,21% hộ chăn nuôi bò sữa vẫn tiếp tục chăn nuôi bò sữa ổn định,  trong đó 44,61% hộ có xu hướng tăng đàn, chỉ có 9,68% hộ giảm đàn vì lý do không có lời hoặc không đủ lao động.

                   Bảng 1. Tình hình đàn bò sữa trên địa bàn thành phố

Chỉ tiêu

2006

2007

So sánh

Bò sữa (con)

58.267

60.645

Tăng 4,08%

Cái vắt sữa (con)

34.562

35.545

Tăng 2,25%

Sản lượng sữa hàng hóa (tấn)

157.000

175.000

Tăng11,46%

Sản lượng sữa/con /năm (kg)

4.906

4.923

 

          Số hộ trại chăn nuôi quy mô dưới 20 con chiếm tỷ lệ cao nhất với 7.448 hộ với 45.703 con chiếm tỷ lệ 92,65% số hộ nuôi và 75,36% tổng đàn. Số trang trại tập trung chăn nuôi bò sữa quy mô lớn chưa nhiều: số hộ nuôi quy mô từ 50-100 con có 36 hộ với 2.419 con chiếm tỷ lệ 0,45% số hộ và 3,87% tổng đàn; số hộ nuôi quy mô từ trên 100 con có 10 hộ, trại chăn nuôi tập trung với 2.573 con chiếm tỷ lệ 0,12% số hộ và 4% tổng đàn.

          1.2. Tình hình biến động giá thức ăn:

 

        Bảng 2. Giá một số loại thức ăn cho bò sữa

Đơn vị tính (đồng/kg)

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Cỏ

180 – 200

200 – 250

250- 300

300- 350

400

400

420

450

Cám hỗn hợp

2.660

2.720

2.720

2760 -2800

2.920

3.013

3.350

3.740

Rơm

500 -600

500 -600

550 – 600

700 - 900

850

850

850

900

Hèm bia

450 – 500

550 - 600

680

700 – 800

750

750

800

850

Xác mì

550

600

400

400

400

440

450

450

          Giá thức ăn bò sữa tăng mạnh từ giữa năm trở đi, giá cỏ từ 400 đồng/kg  đầu năm tăng lên 450 đồng/kg vào cuối năm, giá rơm tăng từ 850 đồng/kg đầu năm tăng lên 900 đồng/kg vào cuối năm, giá cám hỗn hợp tăng từ 2920 đồng/kg đầu năm tăng lên 3.740 đồng/kg vào cuối năm. Nhìn chung giá thức ăn thô cho bò tăng cuối năm 2007 trên 10 %, riêng giá cám hộn hợp đã tăng gần 30 % so với đầu năm 2007 và tăng gần 2 lần so với đầu năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu của việc biến động giá cả là do:

          - Thức ăn thô xanh, chủ yếu là cỏ có diện tích nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu cho bò sữa, vì vậy giá thức ăn xanh liên tục tăng, đặc biệt vào mùa khô.

          - Nguồn rơm chủ yếu được nhập từ các tỉnh về thành phố. Trong năm qua, giá xăng dầu tăng cao, vì vậy chi phí vận chuyển tăng, dẫn đến giá rơm cũng biến động.

          - Các phụ phẩm khác như hèm bia, xác mì cũng tăng cao, do nguồn cung cấp không ổn định.

          - Tốc độ đô thị hóa tại một số quận huyện khá nhanh, nhất là các quận Thủ Đức, quận 12, Hóc Môn. Đất nông nghiệp bị thu hẹp, người dân không chủ động được nguồn thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn thô xanh, phải sử dụng nhiều loại thức ăn tinh thay thế như hèm bia, xác mì, khẩu phần không cân đối nhưng vẫn phải khai thác sữa, ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất sữa và chất lượng sữa, giá thành, lợi nhuận.

            1.3. Tình hình biến động giá con giống:

Bảng 3. Giá giống bò sữa

 (Đơn vị tính: triệu đồng/con)

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Bê cái giống

3 - 5

5 - 6

5 - 7

7 - 9

4

4 - 7

7

7 - 10

Tơ chửa

7 - 9

8 - 9

10 - 11

13

13

13

17

20

Lứa chửa

10 - 12

11 – 12

11- 12

13–14

13-14

15

20

25

Giá giống vào cuối năm 2007 tăng rất cao  gần 2 lần so với năm 2006 và đầu năm 2007: Giá bê giống đã tăng từ 4 triệu/con ở đầu năm lên 7- 10 triệu/con vào cuối năm 2007, giá bò tơ chửa tăng từ 13 triệu/con ở đầu năm lên 20 triệu/con vào cuối năm, giá bò lứa chửa tăng từ 13 -14 triệu/con ở đầu năm lên 25 triệu/con vào cuối năm 

          1.4. Công tác quản lý giống bò sữa:

          - Từ năm 2001, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Viện Chăn nuôi tổ chức thực hiện công tác bình tuyển, lập lý lịch với mục tiêu là thiết lập hệ thống quản lý giống thống nhất từ cơ sở nông hộ đến cơ quan quản lý và kiểm định giống. Đến nay đã tổ chức giám định bình tuyển 48.446 con, chiếm trên 80% đàn sinh sản, riêng trong năm 2007 đã giám định, bình tuyển 6.742 con bò sữa.

          - Hiện nay trên địa bàn thành phố có 2 đơn vị cung cấp tinh cho đàn bò sữa, trong đó, Xí nghiệp Truyền giống gia súc Trung ương cung cấp nguồn tinh bò sữa khai thác từ các bò đực có nguồn gốc từ Mỹ sản xuất tại Trung tâm Moncada (Ba Vì, Hà Tây). Từ tháng 10/2006, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống đã nhập tinh bò sữa nhiệt đới cao sản Israel. Ngoài ra, Công ty Dutch Lady Việt Nam cũng nhập một số dòng tinh đực giống có nguồn gốc tại Hà Lan về gieo cho đàn bò của những hộ dân giao sữa cho Công ty. Đến cuối năm 2007, tổng số liều tinh gieo trên thị trường thành phố là 129.816 liều tinh, trong đó  nguồn tinh bò của Israel là 8.000 liều.

          - Đối với việc triển khai gieo tinh bò sữa cao sản nhiệt đới Israel trên địa bàn, đã có 89 con bê sinh ra, trọng lượng sơ sinh bình quân là 34 kg, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại thành phố, tỷ lệ nuôi sống là 95%. Hiện nay nhiều con bê có ngoại hình đẹp, được người dân ưa chuộng.  

          1.5. Công tác khuyến nông trong chăn nuôi bò sữa:

            a) Chi cục Thú y đã tổ chức các hoạt động sau:           

          - Chi cục Thú y đã liên hệ với tổ chức CEVEO về việc đào tạo cho cán bộ thú y trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn bò sữa tại hiện trường. Bước đầu đã khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò sữa tại thành phố.

          - Tập huấn 24 lớp chuyên sâu về kỹ thuật điều trị bệnh, kỹ thuật vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng, ứng dụng tiến bộ trong chăn nuôi cho 1.010 người tham dự.

          - Triển khai thực hiện 8 mô hình chăn nuôi điểm hướng dẫn người chăn nuôi sửa chữa, nâng cấp chuồng trại theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo thông thoáng, cao ráo, không đọng nước, xây dựng hệ thống biogas xử lý chất thải, nước thải, trang bị máy vắt sữa, bình đựng sữa, hạn chế tình trạng viêm vú trên bò, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

          Kết quả triển khai mô hình cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh Lepto là 7,69% (giảm so với năm 2006 là 18,2%), ký sinh trùng đường máu là 15,68% (giảm so với năm 2006 là 18,18%). Đặc biệt tỷ lệ viêm vú tiểm ẩn giảm đáng kể, tỷ lệ nhiễm mức 3+, 4+ từ 2006 là 52,27% xuống còn 30% năm 2007.

          b) Trung tâm Khuyến nông đã triển khai các hoạt động sau:

          * Thông tin quảng bá:

          - Đã thực hiện 26 lớp tập huấn theo quy trình, gồm 208 buổi, 780 lượt nông dân trên địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9, 12. Nội dung gồm chuẩn bị chuồng trại thiết kế đồng cỏ, chọn phối giống, chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật vắt sữa, bảo quản vận chuyển sữa, thú y, hoạch toán giá thành sản phẩm. Phổ biến quyết định 97/2006/QĐ-UNBD, 105/2006/QĐ-UNBD của Ủy ban nhân dân thành phố và các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

          - Tổ chức 26 cuộc tham quan cho 1.300 nông dân chăn nuôi bò sữa ở các vùng trọng điểm đi tham quan học tập kinh nghiệm thực tiễn một số mô hình chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao.

          - Tổ chức 8 cuộc hội thảo cho 640 lượt người trước những biến động của giá cả đầu vào tăng, giá sữa tăng và tăng đàn ồ ạt.

          - Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh sữa, Trung tâm Khuyến nông đã biên soạn cẩm nang về cách phòng, trị bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa và phát hành 2.000 cuốn cho người chăn nuôi. Phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân thành phố để trả lời các câu hỏi thắc mắc của người dân (4 kỳ).

          * Xây dựng mô hình trình diễn, thực nghiệm:

          - Mô hình chăn bò sữa tổng hợp (6 mô hình): quy mô 10 con/hộ tại Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Mỗi mô hình đều áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như máy vắt sữa, máy băm cỏ, đồng cỏ thâm canh, cải tạo chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải bằng biogas.

          - Mô hình xây dựng khẩu phần thức ăn phù hợp với vùng nguyên liệu (3 mô hình).

          - Xây dựng khẩu phần thức ăn và phương pháp cho ăn phù hợp theo từng giai đoạn cho sữa (1 mô hình) tại xã An Nhơn Tây, Củ Chi.

          - Xây dựng mô hình nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt (6 mô hình): quy mô 5 bê/mô hình trên địa bàn Củ Chi, Hóc Môn.

          - Nuôi vỗ béo bò thịt quy mô 320 con, triển khai trên 62 hộ thuộc 3 địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và mô hình nuôi bò sữa quy mô 125 con thực hiện trên 12 hộ thuộc quận 12, Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn. Các mô hình này được Trung tâm Quốc gia hỗ trợ một phần chi phí vật tư nhằm khuyến khích người chăn nuôi duy trì cơ cấu đàn.

          * Đánh giá hiệu quả các mô hình

          - Với mô hình chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh (máy thái cỏ, máy vắt sữa, hầm biogas, đồng cỏ thâm canh…), quy mô 10 con vắt sữa/hộ, sau 12 tháng nuôi có thể tiết kiệm các khoản chi phí sau:

          + Chi phí tiết kiệm được thuê mướn người vắt sữa: 500 đồng/kg sữa x 10 con x 12 kg/con/ngày x 365 ngày = 21.900.000 đồng

          + Chi phí tiết kiệm do chất đốt: 120.000 đồng/tháng x 12 tháng = 1.400.000 đồng.

          +  Chi phí tiết kiệm do trừ tiền vi sinh: 100 đồng/kg sữa x 12 kg/con/ngày x 365 ngày = 438.000 đồng

          Như vậy, với mô hình đầu tư hoàn chỉnh, mỗi năm mỗi hộ tiết kiệm thêm 23.738.000 đồng.

          1.6. Tình hình tổ chức thu mua sữa của các công ty sữa:

          Hiện nay, các công ty tiếp tục thu mua sữa trên địa bàn thành phố:

          - Công ty sữa Việt Nam Vinamilk có 42 điểm trung chuyển thu mua sữa, đặt tại địa bàn quận 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.

          - Công ty Dutch Lady có 27 trạm thu mua sữa tại quận Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.

          - Công ty Vixumilk có 7 trạm thu mua tại Tân Thạnh Đông và Phú Hòa Đông, Củ Chi.

          - Đầu tháng 6 năm 2007, 2 Công ty sữa Vinamilk và Dutch Lady đồng loạt tăng giá thu mua sữa nguyên liệu từ 3.500 lên 4.600 - 4.700 đ/kg; đến 23/6 tiếp tục tăng giá lên  6.500 đ/kg, tháng 8 tiếp tục tăng lên 7.500 đ/kg. Việc tăng giá sữa đã làm người dân lạc quan hơn và có khuynh hướng tăng đàn.

          1.7. Các dự án đang thực hiện:

          Kết quả một số nội dung Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa quy mô cấp xã” tại xã Tân Thạnh Đông:

          - Xây dựng hầm Biogas: Kết hợp với Trường Đại học Nông Lâm tiến hành xây dựng 20 hầm biogas cho 20 hộ tham gia dự án. Các hộ được hỗ trợ 5.000.0000 đồng để xây dựng hầm.

          - Sửa chữa, cải tạo chuồng trại: Hiện nay, đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tiến hành khảo sát và thực hiện hạng mục này. Ngoài ra, do nhu cầu cần cải tạo chuồng cho phù hợp với cơ cấu đàn, nên đã có 3 hộ tự sửa chữa chuồng trại.

          - Xây dựng đồng cỏ cao sản: Đang xây dựng kế hoạch trồng 5 ha cỏ cao sản.

          - Đã triển khai bình tuyển, lập phiếu cá thể cho 791 con bò sữa năm 2007, lũy kế đến nay là 5.400 con trên tổng đàn 9.550 con (chiếm 75% đàn sinh sản).

          - Đã gieo tinh 3.750 liều tinh bò sữa Israel cho 1.611 con bò, kết quả có 366 con mang thai (22,72%). Đã sinh 80 bê (38 bê cái, 42 bê đực). Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống đang tiến hành theo dõi các bê cái này.

          - Đã khảo sát và xác định 25 con bò trận của 14 hộ tham gia dự án. Tuy nhiên, đến nay chưa tiến hành xử lý trên các bò này.

          - Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống đã tiến hành cấp sổ theo dõi cá thể bò sữa đối với các hộ tham gia dự án. Đến nay đang triển khai thu thập số liệu về quản lý nông hộ. Tuy nhiên, chưa tiến hành đánh giá ngoại hình bò sữa.

          - Đối với nội dung xét nghiệm, thử CMT, xét nghiệm Lepto chưa tiến hành thực hiện.

          - Đã cung cấp 20 máy vắt sữa cho các hộ tham gia dự án, trong đó năm 2006 là 7 máy, 2007 là 13 máy; 20 máy thái cỏ, 3 máy trộn thức ăn đã lập danh sách và ký hợp đồng cho các hộ. Tuy nhiên chưa trang bị cho các hộ. Đã chuyển kinh phí của hạng mục này sang 2008 (công văn số 1818/SNN-KHTC ngày 26/12/2007).

          - Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo về quá trình xây dựng hình thành hợp tác xã bò sữa. Tập huấn, hướng dẫn quy trình thành lập HTX kiểm mới, đã bầu ban vận động thành lập HTX.

          - Tổ chức tham quan tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của HTX bò sữa Evergrowth tỉnh Sóc Trăng.

          - Phối hợp với Xí nghiệp thức ăn gia súc An Phú sản xuất thử nghiệm cám hỗn hợp cho bò sữa tại xã. Bước đầu mang lại kết quả rất khả quan, được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm đăng ký.

          1.8. Phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa:

          Năm 2007, diện tích trồng cỏ đạt 2.400 ha (tăng 21,83% so với năm 2006), năng suất 200 tấn /ha.

          Trung tâm Khuyến nông tổ chức trồng thử nghiệm giống cỏ voi Trung Quốc VA-06 tại vùng đất xám Củ Chi với diện tích 2.000 m2, năng suất 600 – 700 tấn/ha/năm. Trồng cỏ Úc cao sản Sweet Jumbo trên diện tích 71 ha với 271 hộ tại Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, năng suất 200 – 250 tấn/ha/năm.

          1. 9. Một số tồn tại hạn chế:

          a)  Nông dân chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật:

          - Mặc dù có rất nhiều buổi tập huấn, hội thảo nhưng người chăn nuôi vẫn chưa áp dụng triệt để các kiến thức cơ bản về chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác bò sữa.

          - Cách cho ăn không hợp lý, làm tăng giá thành sản xuất:

          + Người chăn nuôi vẫn còn thói quen pha cám, phụ phẩm với nước.

          + Do không đủ cỏ cho bò, người chăn nuôi đã sử dụng tăng tỷ lệ thức ăn tinh và các phụ phẩm. Việc sử dụng nhiều thức ăn tinh để tăng sản lượng sữa nhưng ngược lại chất lượng sữa giảm đi, lãng phí thức ăn dẫn đến kém hiệu quả kinh tế chưa kể những rối loạn về tiêu hoá, chân móng, sinh sản dẫn đến tốn thêm chi phí điều trị và giảm khả năng khai thác con bò.

          + Chưa băm cỏ để tận dụng hết lượng cỏ, nhất là phần gốc cứng của cỏ voi để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu.

          - Thiếu và yếu về những kiến thức cần thiết cơ bản về thú y. Chưa thường xuyên quan tâm vệ sinh đường sinh dục sau khi sinh, làm tăng khả năng viêm nhiễm, dẫn đến là tăng chi phí nuôi dưỡng và điều trị mà không khai thác được tối đa khả năng sản xuất sữa và khai thác bê trên vòng đời khai thác của bò sữa.

          -  Quy mô đàn bò sữa từ 1 – 10 con chiếm 73,84%. Đây là quy mô tương đối nhỏ, chi phí cho sản xuất bình quân sẽ cao hơn các quy mô lớn hơn. Cơ cấu đàn bò sữa chưa hợp lý giữa bò sinh sản, vắt sữa và bê, vì vậy lợi nhuận thu được không cao, không cân đối thu nhập trong năm.

          - Nhiều hộ chăn nuôi chưa quan tâm đến vấn đề cải thiện chuồng trại, nhằm tạo điều kiện sản xuất tốt nhất, bò sữa dễ bệnh hoặc tăng khả năng vấy nhiễm vi sinh trong sữa, giảm thu nhập do chất lượng sữa không đảm bảo yêu cầu của công ty.

          - Chưa tận dụng chất khí thải làm biogas làm giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng khí gas cho nhu cầu sinh hoạt và giảm các chi phí mua nhiên liệu cho gia đình.

          - Thiếu quan tâm ghi chép, cập nhật  trong quản lý đàn và phối giống, nên không chủ động trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và xác định chính xác thời điểm lên giống của bò, làm tăng chi phí và thời gian mở của bò sữa.

          - Khi giá sữa tăng, người chăn nuôi có lời vì vậy ít quan tâm đến tính toán chi phí đầu tư để hạ giá thành.

          b) Công tác quản lý giống bò sữa:

          -  Một số tồn tại trong công tác bình tuyển giống:

          + Chỉ tập trung vào việc cấp số tai, lập phiếu cá thể và nhập vào máy vi tính các cá thể đã bình tuyển, chưa theo dõi liên tục những con bò đã được bình tuyển, vì vậy chưa đánh giá đầy đủ khả năng sinh trưởng, phối giống, sinh sản, năng suất sữa, sức khoẻ của cá thể, tình hình di chuyển hoặc loại thải và đời sau các cá thể bò sữa đã được bình tuyển.

          + Phiếu cá thể bò sữa chưa phát huy tác dụng tốt. Người dân thiếu quan tâm ghi chép, theo dõi bò trên phiếu cá thể; một số hộ làm mất phiếu cá thể hoặc những hộ mua bò đã bình tuyển cũng không lấy phiếu cá thể để tiếp tục theo dõi cá thể bò sữa mới mua.

           - Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng giống và nguồn tinh bò sữa: Chỉ quản lý được những đơn vị cung cấp tinh bò sữa gieo trên địa bàn thành phố về số lượng, nguồn gốc, lý lịch của các dòng tinh đang sử dụng trên địa bàn. Nguyên nhân do:

          + Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống chỉ quản lý được đội ngũ dẫn tinh viên cộng tác với Trung tâm. Đa số các dẫn tinh viên hành nghề tự do, không chú ý ghi chép các số liệu.

          + Nhiều người chăn nuôi bò sữa vẫn còn tâm lý chỉ cần bò có thai để khai thác được sữa, giao phó cho các dẫn tinh viên phối giống đàn bò, không hợp tác với cơ quan chuyên môn trong việc ghi chép số liệu, quản lý chất lượng dòng tinh sử dụng…

          + Chưa định hình các trại chuyên bán giống, có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước, vì vậy người dân vẫn phải mua con giống từ các thương nhân, không có sự kiểm định chất lượng.

c) Công tác khuyến nông:

          - Các mô hình khuyến nông hiện nay đầu tư thiếu đồng bộ, kinh phí hỗ trợ đầu tư còn hạn chế, chưa có những mô hình thật sự hiệu quả do vậy chưa thu hút người chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật của mô hình.

          - Về hình thức các buổi tập huấn, hội thảo còn nghèo nàn, vì vậy chưa đủ sức thuyết phục người dân chuyển sang phương thức chăn nuôi mới để đạt hiệu quả chăn nuôi như mong muốn.

2. Chăn nuôi heo:

2.1. Tình hình phát triển đàn heo:

- Năm 2007, tổng đàn heo 367.895 con được nuôi tại 15.956 hộ dân (331.764 con) và 5 trang trại Quốc doanh (36.131 con), với tổng đàn nái sinh sản là 56.663 con, tập trung trên địa bàn các huyện ngoại thành và ven nội.

          - Đối với đàn nái sinh sản với 10.224 hộ chăn nuôi nái trên địa bàn, trong đó quy mô dưới 50 con nái /hộ chiếm 99.7% (chủ yếu là dưới 10 con/hộ); chỉ có 4 hộ (0,039%) có quy mô 300-500 nái/hộ (6 tư nhân và 1 quốc doanh) và 5 trại có tổng đàn nái trên 500 con/trại (2 tư nhân và 3 quốc doanh).

          - Đối với đàn thịt với 9.539 hộ chăn nuôi, tập trung vào nhóm quy mô dưới 200 con/hộ (phổ biến dưới 50 con/hộ chiếm 86,45%). Có 8 hộ chăn nuôi trên 1.000 con/hộ chiếm 0.084% (5 tư nhân và 3 quốc doanh).

Bảng 4. Tình hình chăn nuôi heo

Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

(theo CTK)

Năm 2007

(Theo CCTY)

Tỷ lệ

2007/2006

1. Tổng đàn

300.965

367.895

366.830

Tăng 22%

   Tổng đàn nái

47.893

56.663

50.240

Tăng 18%

   Tổng đàn thịt

251.621

309.516

314.558

Tăng 23%

2. Trong dân

267.505

331.764

341.994

Tăng 24%

   Tổng đàn nái

37.532

46.867

41.446

Tăng 25%

   Tổng đàn thịt

229.775

284.758

299.522

Tăng 24%

3. Quốc doanh

33.460

36.131

24.836

Tăng 08%

   Tổng đàn nái

10.361

9.796

8.794

Giảm 05%

   Tổng đàn thịt

21.846

24.758

15.036

Tăng 13%

        2.2 Giá cả thức ăn chăn nuôi heo:

Bảng 5. Giá thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu dùng trong chăn nuôi heo

Nội dung

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Cám gạo

2.925

2.800

2.900

3.675

Khoai mì

1.900

2.250

2.450

3.400

Bắp

3.900

3.700

3.200

4.200

Đậu nành

5.000

5.500

5.800

7.350

Bột cá

12.000

10.500

12.000

13.300

Cám HH heo con tập ăn

7.800

7.800

8.853

9.400

Cám HH heo thịt (15-30 kg)

4.720

4.720

5.426

6.190

Cám HH heo thịt (30-60 kg)

4.320

4.380

5.106

5.810

Cám HH heo thịt (60-xuất chuồng)

3.720

3.880

5.053

5.580

Cám HH heo nái nuôi con

4.750

4.780

5.753

5.630

Cám HH nái chửa

3.600

3.816

4.903

6.140

 Nhìn chung giá nguyên liêu và cám thức ăn cho heo vào giai đoạn cuối năm 2007 đã tăng, nguyên nhân là do:

 Nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân khiến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam luôn cao giá hơn so với các nước trong khu vực 10-20%. So với đầu năm 2007, giá bắp hạt tăng từ 3.900 đ/kg lên 4.200đ/kg (tăng 7,7%); giá khô dầu đậu nành tăng từ 5.000 đ/kg lên 7.350 đ/kg (tăng 47%); cám gạo 2.925 đ/kg lên 3.675 đ/kg (tăng 25,6%); khoai mì lát 1.900 đ/kg lên 3.400 đ/kg (tăng 78,9%). Vì giá nguyên liệu đầu vào tăng nên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm. Trong tháng 10 giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã được các doanh nghiệp điều chỉnh 3 lần và tháng 11 điều chỉnh 5 lần, đẩy giá thức ăn thành phẩm tăng bình quân 35 - 50% so với đầu năm.

2.3. Giá con giống và heo thành phẩm:

 

Bảng 6. Giá con giống và heo thành phẩm

Nội dung

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Con giống (đồng/kg)

30.000

40.000

35.000

53.000

Heo hơi (đồng/kg)

16.500

24.000

24.000

32.000

Heo bên (đồng/kg)

24.000

33.000

32.000

41.000

 

Bảng 7. Hiệu quả chăn nuôi heo thịt năm 2007

Đơn vị tính: đồng

Nội dung

quý 4

quý 3

quý 2

quý 1

 Các khoản chi phí nuôi:

 

 

 

 

 - Con giống (20kg)

1.060.000

700.000

800.000

600.000

 - Thức ăn heo thịt (20- 30 kg)

136.180

119.372

103.840

103.840

 - Thức ăn heo thịt (30- 60 kg)

383.460

336.996

289.080

285.120

 - Thức ăn heo thịt (60- 90 kg)

368.280

333.498

256.080

245.520

 - Khấu hao chuồng trại/con

32.667

32.667

32.667

32.667

 - Phí điện nước/ con

14.000

14.000

14.000

14.000

 - Phí tiêm vaccin (LMLM, DTH)

8.000

8.000

8.000

8.000

 - Thuốc thú y

210.000

210.000

210.000

210.000

 - Công lao động

2.800

2.800

2.800

2.800

 - Chi phí khác

60.000

60.000

60.000

60.000

Tổng chi

2.275.387

1.817.333

1.776.467

1.561.947

Tổng thu

2.880.000

2.160.000

2.160.000

1.485.000

Lợi nhuận/ con thịt

604.613

342.667

383.533

-76.947

Như vậy, mặc dù hồi đầu năm giá giống và giá thức ăn thấp, tuy nhiên do dịch bệnh làm giá heo hơi thấp vì vậy người sản xuất không có lời. Tuy nhiên giá heo thịt tăng dần trong năm vì vậy người chăn nuôi có lời mặc dù vào cuối năm giá giống, thức ăn tăng.

2.4. Chất lượng con giống:

- Thành phố vẫn là địa phương cung cấp con giống tốt cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hàng năm đã sản xuất và cung cấp  500.000 - 600.000 con heo giống. Riêng các doanh nghiệp giống heo của thành phố đã cung cấp 343.121 con giống heo chất lượng cao cho hơn 40 tỉnh thành trong cả nước, đồng thời cung cấp tinh heo cho các hộ chăn nuôi của thành phố góp phần cải thiện, nâng cao năng suất chất lượng đàn heo

- Năm 2007, tổng đàn heo là 367.895, trong đó có nái 56.663. Đàn nái ở các xí nghiệp chăn nuôi quốc doanh của thành phố năm 2007 có giảm so với các năm trước đó do đang tiến hành di dời va tăng tỉ lệ chọn lọc theo chất lượng giống. Tuy nhiên, đàn nái các trang trại tư nhân tăng nhanh, duy trì việc cung cấp heo giống cho người chăn nuôi.

- Thành phố đã thành lập Hợp tác xã chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong gồm 9 thành viên với tổng đàn nái 2.000 – 2.500 con.

- Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi đã tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố, kết quả như sau:

+ Đàn nái trong dân được chọn lọc từ đàn có sẵn (98,85%). Bình quân nái/hộ là 3,36 con/hộ.

+ Tuổi đẻ lứa đầu là 11,91 tháng

+ Lứa đẻ/năm: 2,02

+ Trọng lượng sơ sinh: 1,51 kg/con

+ Trọng lượng cai sữa: 9,19 kg/con

+ Trọng lượng lúc 60 ngày tuổi: 19,76 kg/con

+ Trọng lượng lứa đầu: 162 kg/con.

- Xây dựng thủ tục công bố chất lượng cơ sở chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi heo an toàn.

2.5. Thực hiện chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 – 2010:

Thực hiện Quyết định 105/QĐ-UBND, ngày 17/7/2006 của UBND thành phố về quy định chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 – 2010, đến ngày 31/12/2007 đã giải quyết cho vay 1.020 hộ kinh tế cá thể và diện xóa đói giảm nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi heo với số lượng 18.184 con; tổng vốn vay/vốn đầu tư là 22.340,02 triệu/ 45.049,237 triệu đồng.

2.6. Tình hình chăn nuôi heo của người dân nhập cư:

- Tính đến cuối năm 2007, tổng đàn heo của người dân nhập cư tại thành phố là 42.451 con tại 683 hộ, tập trung chủ yếu ở Bình Tân (315 hộ), Bình Chánh (192 hộ).

- Với những biện pháp quyết liệt, thành lập các tổ công tác phòng chống dịch PRRS tại các quận huyện chăn nuôi trọng điểm, giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ khu vực các hộ chăn nuôi tạm cư, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, đến nay các tình trạng nhập heo từ các tỉnh miền Trung không còn. Những trường hợp nhập đàn trái phép đều bị Chi cục Thú y phát hiện và cưỡng chế đưa vào cơ sở giết mổ.

2.7. Tồn tại:

Mặc dù kết quả chăn nuôi heo trong năm 2007 đạt giá trị tăng trưởng cao, tuy nhiên còn một số hạn chế sau:

- Chăn nuôi quy mô nhỏ còn chiếm đa số nên người chăn nuôi khó có thể đầu tư chuồng trại chăn nuôi đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và phòng bệnh.

- Đa số các hộ chăn nuôi chưa đầu tư đúng mức để xử lý chất thải, vì vậy còn gây ô nhiễm môi trường.

- Người dân nhập cư nuôi heo sử dụng heo giống giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch của thú y, tận dụng thức ăn thừa, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh ở những nơi này là rất cao.

- Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa quan tâm đến công tác tiêm phòng đối với các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng.

- Người chăn nuôi còn ngại khai báo kiểm dịch với thú y trong quá trình nhập xuất heo của trại.

3. Bò thịt:

 Hiện nay ở thành phố đàn bò thịt tập trung tại 2 Công ty bò sữa và Công ty Quản lý và Khai thác dịch vụ thủy lợi. Tổng đàn bò thịt của Công ty bò sữa là 2.386 con. Tổng đàn bò thịt của Công ty Quản lý và Khai thác dịch vụ thủy lợi có 50 con.

 Giống bò thịt chủ yếu cung cấp đi các tỉnh thành khác với số lượng hạn chế. Công ty Quản lý và Khai thác dịch vụ thủy lợi đã đưa ra nuôi mô hình tại 4 hộ dân.         

Chăn nuôi bê đực sữa đang tiếp tục phát triển tại một số hộ nuôi bò sữa có đủ diện tích chuồng trại để tăng thêm thu nhập.

4. Chăn nuôi gia cầm:

 Trong năm 2007, thành phố có 2 hộ nuôi gia cầm được cấp phép với hệ thống chuồng kín, được tiêm phòng và thường xuyên giám sát dịch tễ. Cả 2 cơ sở chăn nuôi đều nuôi giống gà thịt AA gia công cho công ty CP Đồng Nai.

- Cơ sở Nguyễn Thị Lạc (Hóc Môn) quy mô nuôi 65.000 gà thịt/đợt, đã nuôi 12 đợt gà (199.800 con), hiện còn 23.500 con. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học cúm gia cầm trước khi xuất chuồng (450 mẫu/12 đợt) đều âm tính cúm gia cầm.

- Cơ sở Trần Thị Quang (Củ Chi) quy mô nuôi 10.000 gà thịt/đợt, đã nuôi 3 đợt gà (30.000 con), hiện đang trống chuồng. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học cúm gia cầm trước khi xuất chuồng (90 mẫu/3 đợt) đều có kết quả âm tính.

5. Chăn nuôi thỏ:

5.1. Tình hình phát triển đàn thỏ:

Tổng đàn thỏ hiện nay là 31.217 con với 327 hộ chăn nuôi, tập trung tại các huyện Củ Chi (12.382 con), Hóc Môn (4.156 con), Bình Chánh (4.894 con) và các quận, huyện khác như Nhà Bè, 7, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức.

Nguồn giống chủ yếu hiện nay vẫn là từ Trung tâm dê thỏ Sơn Tây. Hộ gia đình cũng có để lại làm giống nhưng khó kiểm soát về gia phả nên khả năng đồng huyết rất cao.

5.2. Công tác khuyến nông:

* Thông tin quảng bá

Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở, ban ngành, quận huyện tổ chức 14 cuộc tập huấn, tham quan, hội thảo. Đã có trên 700 lượt nông dân tham gia.

* Mô hình trình diễn, thực nghiệm:

- Xây dựng 44 mô hình trình diễn chăn nuôi thỏ sinh sản với tổng đàn 1.080 con tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và 3 quận 12, 9, Thủ Đức. Quy ml6 24 con/hộ (20 thỏ cái + 4 thỏ đực).

- Xây dựng 1 mô hình thực nghiệm xây dựng khẩu phần thức ăn nuôi bán công nghiệp, quy mô 120 con tại huyện Củ Chi. Dựa vào nguồn thức ăn của địa phương và tập quán chăn nuôi thỏ của bà con nông dân, để xây dựng các khẩu phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thỏ.

5.3. Tiêu thụ sản phẩm:

Hiên nay, các đơn vị có năng lực tiêu thụ để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bao gồm HTX Làng Ven, cơ sở Thanh Tâm, cơ sở Danh Tiếng, cơ sở Phạm Ngọc Xuân, cơ sở Hồng Văn Công.

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2007

1. Tổ chức thực hiện:

1.1.Đối với bệnh lở mồm long móng trên gia súc:

Trong năm 2007, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là tại một số tỉnh giáp ranh và trong khu vực có cung cấp nguồn gia súc chủ yếu cho thị trường thành phố, do vậy nguy cơ xảy ra rất lớn. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các ban ngành tập trung kiểm tra, quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi gia súc tại địa phương; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng gia súc đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi tự phát, không đảm bảo tình trạng vệ sinh, không chấp hành tiêm phòng; kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ gia súc, gia cầm trái phép trên địa bàn. Rà soát và buộc các cơ sở chăn nuôi thực hiện tiêm phòng bắt buộc cho các đối tượng heo, trâu, bò, đặc biệt là các vùng chăn nuôi trọng điểm, gần các trục lộ liên tỉnh, các cơ sở giết mổ, cơ sở nhập gia súc từ các tỉnh thành đã có dịch bệnh lở mồm long móng trong thời gian qua.Tăng cường công tác kiểm tra tại chỗ các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.

Với những biện pháp chủ động phòng chống dịch, giám sát dịch tễ đến từng hộ chăn nuôi, Chi cục Thú y đã phát hiện và kịp thời xử lý 2.297 con (1.826 con mắc bệnh lở mồm long móng và 471 con nuôi chung đàn) và 8 con trâu của 89 hộ, đa số là hộ nhập cư nuôi heo không rõ nguồn gốc, không khai báo kiểm dịch, không chấp hành công tác tiêm phòng tại 10 phường, xã thuộc 4 quận, huyện Củ Chi Bình Tân, Bình Chánh và Hóc Môn.

Do vậy trong năm 2007 không xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng trên địa bàn.

1.2. Đối với Hội chứng rối loạn hô hấp – sinh sản trên heo (PRRS):

Trước tình hình dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp – sinh sản trên heo (PRRS) xảy ra tại nhiều địa phương, thành phố đã thành lập các tổ công tác phòng chống dịch PRRS tại các quận huyện chăn nuôi trọng điểm. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ khu vực các hộ chăn nuôi tạm cư, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. Vận động người chăn nuôi xử lý heo bệnh hô hấp, còi cọc.

Tháng 8/2007 đã xử lý 151 heo có triệu chứng lâm sàng bệnh PRRS (chủng độc lực thấp) tại 4 hộ chăn nuôi tại Nhà Bè (27 heo), Củ Chi (17 heo), quận 9 (96 heo) và Hóc Môn (11 heo).

1.3. Đối với dịch cúm gia cầm:

Trong năm 2007, Thành phố đã hoàn thành được mục tiêu không để dịch cúm gia cầm xảy ra, ngành nông nghiệp đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch đồng bộ, chặt chẽ và có định hướng như sau:

 - Tập trung thực hiện công tác giám sát virus trên đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về 03 cơ sở giết mổ, chim hoang dã tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các cơ sở chăn nuôi và tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự phát không phát hiện trường hợp dương tính với bệnh cúm gia cầm

- Tập trung tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa đại dịch cúm A (H5N1) ở người từ đó nâng cao được ý thức tự giác tham gia công tác phòng chống dịch của người dân, kể cả các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến ngành thú y.

- Tiếp tục triển khai chương trình hợp tác với các tỉnh trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, yêu cầu các cơ sở giết mổ gia cầm, kinh doanh trứng phải ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm chăn nuôi từ các hộ, trang trại chăn nuôi của các tỉnh nhằm cùng phối hợp quản lý chặt nguồn gốc đàn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập về thành phố, từ đó giám sát dịch bệnh một cách chặt chẽ.

 - Phối hợp chặt chẽ với các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và quận, huyện đã kiểm tra, ngăn chận có hiệu quả các trường hợp vận chuyển, kinh doanh gia cầm sống, giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia cầm trái phép, chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Tính đến 06/12/2007 đã xử lý 6.352 trường hợp, tang vật gồm 46.496 con gia cầm sống, 3.788 con và 23.468 kg gia cầm tươi, 603.982 quả trứng gà vịt, 124.571 quả trứng cút, 8.871 con chim cút và 46.281 con chim phóng sinh.

2. Công tác giám sát tiêm phòng đàn gia súc trong năm 2007:

2.1. Kết quả tiêm phòng:

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tổ chức tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc đợt I/2007 từ tháng 01/12/2006 - 31/5/2007 và đợt II/2007 từ 01/6/2007 - 30/11/2007 như sau:

Bảng 8. Kết quả tiêm phòng gia súc đợt 1 năm 2007

 

 

 

ĐỢT

LOẠI VẮC-XIN

TỔNG ĐÀN

SỐ TIÊM

(con)

TỶ LỆ  (%)

Thống kê

Kiểm tra

TĐTK

TĐKT

I

LMLM trâu bò

82.617

109.000

88.754

107,43

81,43

(trong đó bò sữa)

55.022

58.175

49.279

89,56

84,71

THT trâu bò

82.617

109.000

85.560

103,56

78,50

(trong đó bò sữa)

55.022

58.175

48.110

87,44

82,70

LMLM heo

256.231

412.995

389.351

151,95

94,27

Dịch tả heo

256.231

412.995

358.855

140,05

86,89

Tụ H trùng heo

256.231

412.995

273.128

106,59

66,13

Phó T hàn heo

256.231

412.995

262.119

102,30

63,47

 

Bảng 9. Kết quả tiêm phòng gia súc đợt 2 năm 2007

 

ĐỢT

LOẠI VẮC-XIN

TỔNG ĐÀN

SỐ TIÊM

(con)

TỶ LỆ  (%)

Thống kê

Kiểm tra

TĐTK

TĐKT

II

LMLM trâu bò

100.569

117.566

81.342

80,88

69,19

(trong đó bò sữa)

59.590

66.066

48.470

81,34

73,37

THT trâu bò

100.569

117.566

80.862

80,40

68,78

(trong đó bò sữa)

59.590

66.066

48.033

80,61

72,70

LMLM heo

331.644

379.435

297.173

89,61

78,32

Dịch tả heo

331.644

379.435

296.902

89,52

78,25

Tụ H trùng heo

331.644

379.435

251.498

75,83

66,28

Phó T hàn heo

331.644

379.435

251.300

75,77

66,23

 

Thành phố là nơi tập trung tiêu thụ gia súc, có nguy cơ dịch bùng phát dịch bệnh cao, kết quả tiêm phòng gia súc đã khống chế phát sinh dịch bệnh trên địa bàn đặc biệt tiêm phòng trên đàn bò sữa đã góp phần phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển đàn bò sữa của thành phố.

Tuy nhiên kết quả tiêm phòng bệnh lở mồm long móng chung trên trâu bò 69,19% chưa đạt yêu cầu và giảm so với cùng kỳ 2006 (2006: 70,84%). Trong đó bò sữa 73,37%, đạt yêu cầu nhưng giảm so với cùng kỳ 2006 (2006: 76,32%). Riêng tỷ lệ tiêm phòng tại Củ Chi chỉ đạt 54,30% trên trâu bò và 55,87% trên bò sữa.

Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu bò 68,78% chưa đạt yêu cầu nhưng tăng so với cùng kỳ 2006 (2006: 66,60%). Trong đó bò sữa 72,70%, đạt yêu cầu và tăng so với cùng kỳ 2006 (2006: 71,45%). Lưu ý tỷ lệ tiêm phòng tại Củ Chi chỉ đạt 53,97% trên trâu bò và 55,61% trên bò sữa.  Nguyên nhân chủ yếu do giá sữa tăng, người chăn nuôi ngại tiêm phòng cho đàn bò sinh sản sợ ảnh hưởng đến thai và năng suất sữa, do vậy trong năm 2008, cần có những điểm trình diễn để thuyết phục người dân và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng.

Tiêm phòng bệnh lở mồm long móng heo đạt tỷ lệ 78,32%, đạt yêu cầu và tăng so với cùng kỳ 2006 (2006: 77,90%). Nhưng thấp hơn so với đợt I/2007: 94,27%  vì trong đầu năm 2007 phát sinh tình hình bệnh lở mồm long móng  trên địa bàn, các đơn vị tập trung cao cho công tác chống dịch và người dân thấy thực tế trước mắt nên chấp hành tiêm phòng tốt hơn.

Tiêm phòng bệnh dịch tả heo đạt tỷ lệ 78,25%, đạt yêu cầu nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2006 (2006: 81,11%). Trong đó riêng huyện Bình Chánh chỉ đạt tỷ lệ 27%, cần tiêm phòng bổ sung ngay trong đợt I/2008.

2.2. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng lở mồm long móng:

 

Bảng 10. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng

 lở mồm long móng trên heo

 

STT

Quận huyện

Lấy mẫu xét nghiệm

Bảo hộ

Số hộ

Tổng đàn

Số mẫu

Số mẫu

Tỷ lệ %

01

Củ Chi

13

1.177

68

48

70,59

02

Bình Chánh

24

1.879

76

54

71,05

03

Hóc Môn

07

342

35

30

85,71

04

Quận 12

18

610

100

65

65,00

05

Bình Tân

14

539

55

48

87,27

06

Quận 9

13

1.994

60

39

65,00

07

Thủ Đức

08

785

40

34

85,00

08

Quận 8

02

52

10

09

90,00

09

Gò Vấp

04

945

10

07

70,00

10

Bình Thạnh

02

116

10

09

90,00

11

Nhà Bè

10

467

50

47

94,00

12

Cần Giờ

06

156

17

10

58,82

Tổng cộng

121

9.062

531

400

75,33

 

Bảng 11. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng

 lở mồm long móng trên bò

 

STT

Quận huyện

Lấy mẫu xét nghiệm

Bảo hộ

Số hộ

Tổng đàn

Số mẫu

Số mẫu

Tỷ lệ %

1

Củ Chi

07

188

40

37

92,50

2

Hóc Môn

10

97

40

33

82,50

3

Quận 12

10

168

41

40

97,56

4

Quận 9

03

37

10

09

90,00

5

Bình Tân

03

20

10

9

90,00

Tổng cộng

33

510

141

128

90,78

 

Tỷ lệ bảo hộ lở mồm long móng  chung trên heo đạt 75,33% còn thấp chưa đạt yêu cầu kỹ thuật và thấp hơn so với 2006 (76,67%),  nhất là quận 9, 12, Cần Giờ .

Tỷ lệ bảo hộ lở mồm long móng  chung trên trâu bò cao 90,78% và đạt yêu cầu kỹ thuật, nhưng thấp hơn so với 2006 (92,65%).

 

3. Công tác giám sát dịch tễ, lấy mẫu giám sát huyết thanh học:

3.1. Công tác giám sát dịch tễ:

a) Cấp sổ giám sát dịch tể:

- Tổng số sổ sức khỏe bò sữa được cấp cho 11 quận huyện năm 2007 là 34.000 quyển. Đã bấm 33.732 thẻ tai cho đàn bò sữa tại tất cả các quận huyện. Chi cục Thú y vẫn tiếp tục bấm bổ sung và thay thẻ mới đã mất.

- Tính từ đầu năm đến nay đã cấp phát 15.211 sổ quản lý dịch tễ heo và 16.123 sổ quản lý dịch tễ trâu, bò, dê, cừu.

Kết quả kiểm tra nội dung ghi sổ quản lý dịch tễ:

Đa số trường hợp kiểm tra đều ghi chép đầy đủ chi tiết trong sổ, đặc biệt ở phần tiêm phòng LMLM heo, trâu bò; Tụ huyết trùng trâu bò.

Một số trường hợp không ghi cơ cấu đàn gia súc vào thời điểm kiểm tra hàng tháng; phần tự tiêm phòng dịch tả.

b) Xây dựng hệ thống giám sát dịch tễ:

Hệ thống giám sát thông tin dịch bệnh bước đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại cần tiếp tục khắc phục như sau:

- Thực hiện báo cáo định kỳ không đầy đủ hoặc nội dung báo cáo không đạt yêu cầu do đa số cộng tác viên là Ban Nhân dân ấp, công việc của xã nhiều nên không có điều kiện báo cáo kịp thời.

- Một số nơi gần như không hoạt động hoặc thông tin về dịch tễ chưa kịp thời.

3.2. Xét nghiệm kiểm tra bệnh trên đàn bò sữa:

 Kết quả khảo sát 1.221 mẫu lấy ngẫu nhiên trên đàn bò sữa tại các quận huyện thể hiện ở bảng 12.

+ Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên đàn bò sữa là 32,02%, tăng so với năm 2006 (28,92%). Serovar chủ yếu là hardjo bovis và hebdomadis. Tỷ lệ nhiễm Lepto trên bò tăng trong thời gian qua là do chưa kiểm soát các yếu tố nguy cơ từ môi trường chăn nuôi, như chuồng trại ẩm thấp, ăn tươi nguồn thức ăn thô xanh từ các con sông rạch. Tuy nhiên, qua kết quả lấy mẫu lần 2 (sau khi điều trị) cho thấy hiệu quả điều trị không cao.

          + Đối với ký sinh trùng đường máu, tỷ lệ nhiễm là 15,64%, chủ yếu nhiễm anaplasma (14,74%) và babesia (0,9%), giảm so với năm 2006 (9,06%), nhưng chưa rõ rệt. Kết quả cho thấy công tác diệt các loài truyền lây trung gian như ve, ruồi chưa được quan tâm đúng mức.

 

 

Bảng 12. Kết quả xét nghiệm giám sát bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng

 

STT

Quận/huyện

Lep L1

Lep L2

Lao và Bru

KST máu

SL

(+)

%

SL

(+)

%

SL

%

SL

(+)

%

1

B.Chánh

60

13

21,67

13

13

100

30

0

60

10

16,67

2

Hóc Môn

353

92

26,06

92

71

77,17

166

0

353

56

15,86

3

Quận 9

63

10

15,87

10

10

100

30

0

63

9

14,29

4

Củ Chi

340

147

43,24

137

132

96,35

170

0

340

53

15,59

5

Quận 12

203

73

35,96

65

38

58,46

100

0

203

29

14,29

6

Gò Vấp

60

6

10

2

2

100

30

0

60

11

18,33

7

Tân Phú

30

6

20

5

3

60

16

0

30

5

16,67

8

Tân Bình

20

8

20

6

2

33,33

16

0

20

3

15

9

Bình Tân

32

12

40

12

12

100

10

0

32

4

12,5

10

Thủ Đức

60

24

40

23

18

78,26

15

0

60

11

18,33

Tổng cộng

1.221

391

32,02

365

226

89,68

598

0

1.221

191

15,64

         

- Xét nghiệm viêm vú tiềm ẩn cho bò: Kết quả kiểm tra 229 mẫu sữa tại các quận huyện ở bảng 13.

Bảng 13. Kết quả xét nghiệm viêm vú trên bò sữa

 

Quận/

huyện

Kết quả thử CMT

Số bò

(+)

%

(-)

%

1+

%

2+

%

3+

%

4+

%

Quận 9

3

12,00

6

24,00

9

36,00

4

16,00

3

12,00

25

22

88,00

B.Chánh

5

14,71

2

5,88

7

20,59

13

38,24

7

20,59

34

29

85,29

Củ Chi

5

7,46

16

23,88

25

37,31

16

23,88

5

7,46

67

62

92,54

Hóc Môn

2

6,67

13

43,33

10

33,33

5

16,67

 

 

30

28

93,33

Quận 12

5

20,00

5

20,00

5

20,00

10

40,00

 

 

25

20

80,00

Gò Vấp

2

11,11

5

27,78

3

16,67

8

44,44

 

 

18

16

88,89

Tân Phú

 

 

 

 

3

42,86

4

57,14

 

 

7

7

100

Tân Bình

1

33,33

 

 

 

 

2

66,67

 

 

3

2

66,67

Thủ Đức

4

20,00

1

5,00

5

25,00

10

50,00

 

 

20

16

80,00

Tổng

27

11,79

48

20,96

67

29,26

72

31,44

15

6,55

229

202

88,21

          Tỷ lệ viêm vú tăng so với năm 2006 (86,31%), trong đó tỷ lệ nhiễm mức 3+ tăng và 4+ giảm so với năm 2006 (24,5%, 14,79%). Qua phân lập vi trùng từ 32 mẫu sữa cho thấy bầu vú nhiễm Staphylococcus spp., Streptococcus spp. và nhiễm ghép lần lượt là 62,5%, 34,38%, 3,12%. Tình trạng này cho thấy điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi chưa đảm bảo, tình trạng thuê mướn vắt sữa cũng là yếu tố dễ lâm lây lan mầm bệnh từ bò này sang bò khác.

          - Xét nghiệm hỗ trợ các quận, huyện phục vụ công tác điều trị:

          + Công tác hỗ trợ điều trị bệnh trên bò sữa tập trung tại các địa bàn có tổng đàn lớn như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12. Chương trình triển khai cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khắp trên các địa bàn, nhằm đánh giá thực trạng nhiễm bệnh và giúp người chăn nuôi nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh chuồng trại, không gây ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ xét nghiệm 600 mẫu xét nghiệp Lepto và ký sinh trùng đường máu.

          + Sau thời gian điều trị, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả khỏi bệnh 49,3% đối với bệnh Lepto, 34,69% đối với bệnh Anaplasma, 55,55% đối với bệnh Babesia.

          + Kết quả đạt được chưa cao, tình trạng tái nhiễm bệnh tương đới cao vì đa số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, không chủ động nguồn thức ăn thô xanh (cỏ) và điều kiện vệ sinh kém; ngoài ra, do giá sữa tăng cao trong thời gian qua, các hộ dân không tiến hành điều trị cho cả đàn trong cùng thời điểm.

          Ngoài ra Chi cục Thú y Phối hợp với Công ty Vinamilk về hợp đồng hợp tác kỹ thuật: Đã kiểm tra tiêm phòng, bấm thẻ tai bò sữa, cấp phát sổ sức khỏe bò sữa và xác nhận 4.077 hợp đồng thu mua sữa. Khảo sát bệnh viêm vú trên đàn bò sữa  và phối hợp điều trị.

3.3. Công tác giám sát huyết thanh học cúm gia cầm:

a) Giám sát tại TP. Hồ Chí Minh:

- 2 cơ sở chăn nuôi gà thịt Nguyễn Thị Lạc - Hóc Môn và Trần Thị Quang - Củ Chi: Gà nhập nuôi đã tiêm phòng cúm gia cầm (Trovac 1 ngày tuổi tại Đồng Nai), kết quả giám sát huyết thanh học cúm gia cầm trước khi xuất chuồng (540 mẫu / 18 đợt) đều âm tính cúm gia cầm.

- Chi cục Thú y đã lấy 768 mẫu máu và 409 mẫu swab gà đã tiêm phòng vắc-xin Trovac và trên đà điểu, chim kiểng, chim hoang không tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Kết quả xét nghiệm không phát hiện trường hợp dương tính.

b) Giám sát đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về thành phố để giết mổ:

- Lấy 6.953 mẫu xét nghiệm kiểm tra hiệu giá kháng thể đã tiêm phòng vắc-xin Cúm gia cầm. Kết quả 1.326 mẫu có hàm lượng kháng thể đủ mức bảo hộ (19,07%).

- Qua kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng nêu trên cho thấy việc quản lý đàn, tổ chức tiêm phòng trên đàn gia cầm, thủy cầm và công tác kiểm dịch vận chuyển tại các tỉnh vẫn còn bất cập, nguy cơ phát sinh dịch cúm trên địa bàn thành phố là rất cao do tiếp nhận đàn gia cầm, thủy cầm chưa an toàn từ các tỉnh nhập về.

3.4. Giám sát dịch tễ đàn giống nhập từ nước ngoài:

Tình hình dịch tễ đàn giống nhập từ nước ngoài vào nuôi trên địa bàn thành phố trong năm 2007 ổn định, trong quá trình chăn nuôi chưa phát hiện xảy ra trường hợp dịch bệnh. Kết quả cụ thể như sau :

- Thảo cầm viên Sài Gòn nhập 20 con linh dương, 04 con ngựa vằn. Trong thời gian cách ly kiểm dịch có 02 con linh dương và 01 con ngựa vằn chết do stress vận chuyển không có dấu hiệu dịch bệnh.

- Công ty cổ phần Thiên Thiên Ý (phường Phú Hữu, Quận 9), nhập 179 con heo giống nguồn gốc Thái Lan, tỷ lệ nuôi sống 100% trong thời gian cách ly kiểm dịch, hiện tình hình dịch tễ trên đàn heo nhập ổn định.

4. Chương trình xây dựng vùng, cơ sở  an toàn dịch bệnh:

Tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, kết quả góp phần khống chế thành công dịch lở mồm long móng trên diện rộng tại các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi. Năm 2007, có 17 cơ sở chăn nuôi heo tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại Củ Chi, Hóc Môn, quận 9, 12 và Nhà Bè. Trong đó:

- Củ Chi: 11 cơ sở , có 08 cơ sở thuộc HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong làm nòng cốt; so với 2006 có 02 cơ sở chuyển nuôi heo thịt gia công không tiếp tục tham gia, 04 cơ sở mới tham gia thuộc HTX Tiên Phong.

- Hóc Môn (01), Quận 12 (02), Quận 9 (02) và Nhà Bè (01).

- Còn 02 cơ sở chăn nuôi heo quốc doanh chưa tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch là Phước Long, Giống cấp I.

Chi cục Thú y đã kiểm tra và tái kiểm tra điều kiện xây dựng cơ sở an toàn dịch  tại 17 cơ sở chăn nuôi heo và xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Các cơ sở chăn nuôi có nhiều chuyển biến về nhận thức trong tổ chức nuôi heo an toàn, chấp hành khá tốt các quy định của Pháp lệnh Thú y. Đây là kết quả của quá trình tuyên truyền vận động kiên trì, lâu dài, tác động nhiều mặt trong công tác quản lý như triển khai sổ quản lý dịch tễ, kiểm dịch động vật từ gốc, giám sát dịch bệnh đến cơ sở chăn nuôi, ... tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các cơ sở chăn nuôi cần tập trung đầu tư là hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi. Kết quả được Cục Thú y công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh năm 2007:

- Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp được tái công nhận đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo và công nhận an toàn dịch bệnh hai bệnh mới đăng ký Leptospirosis, Brucellosis.

- 12  cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh  đối với 2 bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo: Thống Nhất (Nguyễn Tấn Luận), Võ Thanh Phong, Gia Phát (Trầm Quý Lan), Chí Trung (Phan Thị Hương), Lâm Xuân Lai, Bến Dược (Nguyễn Hữu Hải), Hoàng Khang (Nguyễn Hoàng Tuyến), Hồ Cẩm Liên, Bến Nghé (Nguyễn Thị Đức) - Củ Chi; Nguyễn Thị Châu - Hóc Môn, Nguyễn Văn Thành - quận 12, Tiger (Nguyễn Phước Quang) - quận 9.

5. Công tác tuyên truyền tập huấn:

Trong năm 2007 đã tổ chức tập huấn 43 buổi với 2.381 người tham dự như sau: 09 buổi về phòng chống dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, PRRS, 34 buổi về phòng chống dịch bệnh trâu bò, heo và các gia súc khác tại các quận 1, 4, 7, 8, 9, 10, 12, Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi.

6. Tình hình dịch bệnh các vật nuôi khác tại thành phố:

Tính đến ngày 30/11/2007, không phát hiện bệnh đậu dê, cừu. Tỷ lệ tiêm phòng lở mồm long móng đạt 51,69% và đậu dê, cừu đạt 36,84%. Đàn thỏ phát triển ổn định, chi cục đã hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng vắcxin ngừa bệnh xuất huyết trên thỏ. Riêng đối với các loài động vật hoang dã (trăn, cá sấu, đà điểu, gấu...) chưa phát hiện các trường hợp bất thường trên đàn thú nuôi.

7. Công tác xây dựng bản đồ dịch tễ:

- Đã hoàn tất bản đồ dịch tễ gia súc thành phố (tỷ lệ 1/2000) phục vụ quản lý dịch tễ. Sử dụng phần mềm ARVIEW, tổ chức tập huấn triển khai xây dựng bản đồ dịch tễ thí điểm và tương đối hoàn chỉnh tại Hóc Môn. Đang tiếp tục triển khai tại 3 quận huyện trọng điểm còn lại (Quận 12, Bình Chánh, Củ Chi).

 

8. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật:

Chi cục Thú y đã thực hiện tốt công tác phối hợp với các tỉnh có nguồn cung cấp gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm chủ yếu cho thành phố nhằm thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ từ khâu giết mổ, vận chuyển và kinh doanh trên thị trường đã đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khối lượng kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ heo và gia cầm đạt kế hoạch và vượt so với kết quả thực hiện năm 2006. Tuy nhiên, khối lượng kiểm dịch động vật  và kiểm soát giết mổ trâu bò có sự biến động, kiểm dịch động vật trâu bò hơi 12.500 con, chỉ đạt 56,8% kế hoạch, ngược lại kiểm dịch động vật trâu bò tuột 207.885 con đạt 125,2% kế hoạch.

- Khối lượng kiểm tra vệ sinh thực phẩm các loại đạt 15.100 tấn, đạt 105,2% kế hoạch, tăng 4,1% so với khối lượng thực hiện năm 2006 (14.349 tấn).

- Tăng cường công tác chống giết mổ gia súc, gia cầm trái phép tại các địa bàn, tính đến ngày 06/12/2007 đã phát hiện và xử lý 65 trường hợp giết mổ gia súc trái phép với số tang vật xử lý là 464 con heo sống, 65 con heo bên, 2.915kg thịt heo, 120 kg thịt bò, 01 con dê và 64 kg thịt dê. Phát hiện và xử lý 17 trường hợp giết mổ gia cầm trái phép với số tang vật xử lý là 350 con gia cầm sống, 15 con và 251kg gia cầm tươi.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 31/2005/QĐ-UB về điều kiện vệ sinh thú y tại các CSGM, tập trung chấn chỉnh việc chấp hành thực hiện quy trình giết mổ treo, việc xử lý nước thải, chất thải, phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật, đến nay phần lớn các phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật từ các tỉnh về thành phố và từ các chợ sĩ về chợ lẽ đều là phương tiện chuyên dùng có giàn treo hoặc bảo ôn.

- Kết quả công tác kiểm dịch động vật xuất khỏi thành phố: Tính đến 30/11/2007 đã kiểm dịch xuất 845 trường hợp với 29.813 con heo, 328 con bò, 104 con dê (từ Công ty Bò sữa xuất đi Lào), 17 con ngựa, 134 con chó và 55.819 con gia cầm của hai hộ chăn nuôi gà của bà Nguyễn Thị Lạc - Hóc Môn và bà  Trần Thị Quang - Củ Chi, tất cả các trường hợp được kiểm dịch đều đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo quy định và không có phản ảnh về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã xuất đi.

  - Thực hiện chương trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật”: Kết quả đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong năm Chi cục đã tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” và “Tháng hành động kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh nông sản thực phẩm”: tăng cường kiểm tra địa bàn, kiểm tra chống giết mổ trái phép, kinh doanh sản phẩm động vật ở chợ chiều, sử dụng hóa chất trong cơ sở chế biến ở các cơ sở chế biến, quán ăn ...và xử lý nghiêm 517 trường hợp vi phạm.

  Tập trung chấn chỉnh điều kiện vệ sinh các cơ sở kinh doanh trứng gia cầm. Kiểm tra chặt chẽ hoạt động nhập xuất, quy trình vệ sinh trứng và điều kiện vệ sinh của cơ sở. Tăng cường kiểm tra, quản lý sản phẩm gia cầm nhập khẩu, hiện nay các đơn vị nhập khẩu đã thực hiện tốt các quy định và đưa ra thị trường tiêu thụ với mức bình quân hơn 50 tấn /ngày.

9. Tồn tại, hạn chế trong công tác thú y:

  - Tình hình chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đăng ký, không đảm bảo an toàn sinh học ở các hộ dân còn phổ biến ở các huyện ngoại thành Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Các quận, huyện khác rải rác có nuôi nhưng ít hơn như Bình Tân, Nhà Bè, Quận 12, Quận 9,... Người dân nuôi theo phương thức thả rong, dùng cũi nhốt, …mỗi nhà vài con đến 10-20 con gà, vịt, ngan, bồ câu tuy nhiên việc kiểm tra xử lý của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các quận, huyện chưa kiên quyết.

  - Tình hình vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép từ các tỉnh về thành phố vẫn còn tồn tại với quy mô nhỏ lẻ, vận chuyển bằng xe khách và xe gắn máy, đặc biệt là trên các tuyến đường Quốc lộ 1, 50, Tỉnh lộ 10 giáp ranh với Long An và các tuyến đường sông, cầu Rạch Dơi, huyện Nhà Bè

  - Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn bò sữa: Qua kết quả lấy mẫu xét nghiệm bệnh trên đàn bò sữa cho thấy tỷ lệ bệnh tăng so với năm 2006. Điều này cho thấy chưa kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ từ môi trường chăn nuôi: chuồng trại ẩm thấp, vệ sinh kém. Ngoài ra, chưa quan tâm đúng mức đến việc tiêu diệt các loài côn trùng trung gian truyền bệnh như ve, mồng, ruồi…  Giá sữa tăng cao trong thời gian qua, người chăn nuôi ngại tiêm phòng gây ảnh hưởng đến năng suất sữa và thai, gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn bò sữa.

 - Vấn đề chăn nuôi heo tại các hộ tạm cư: Tại các hộ nhập cư tình hình nhập xuất heo không khai báo kiểm dịch vẫn còn khá phổ biến. Phương thức và điều kiện chăn nuôi kém, không đảm bảo vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại chưa giải quyết đạt hiệu quả.

- Kiểm soát giết mổ, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, kinh doanh  không đúng quy định vẫn còn một số điểm nóng tồn tại kéo dài, xu hướng của các đối tượng vi phạm là ngày càng kinh doanh công khai với nhiều thủ đoạn tinh vi, xem thường pháp luật, ban chỉ đạo nhiều địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để, đặc biệt là địa bàn các quận, huyện 8, 12, Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Tân.

- Việc kinh doanh sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y, không có bao bì hoặc vật dụng chứa đựng sản phẩm đúng qui cách, nhất là ở các chợ tự phát và bán vào buổi chiều còn phổ biến đặc biệt trên địa bàn các quận, huyện 2, 9, 12, Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi và một số chợ nội thành.

 

 

IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

1. Tiếp nhận công bố chất lượng thức ăn chăn nuôi:

- Có 78 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung premix vitamin, khoáng cho gia súc, gia cầm) sản xuất, kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố, trong đó có 18 doanh nghiệp sản xuất thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (chiếm 23,08%) và 60 doanh nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung premix vitamin, khoáng cho gia súc, gia cầm (chiếm 76,92%).

- Các công ty sản xuất tại thành phố có công suất vừa và nhỏ, được Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc Sở Kế hoạch Đầu tư cấp giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh. Tổng công suất thiết kế hằng năm khoảng 480.000 tấn/năm.

Bảng 14. Công suất một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

 trên địa bàn thành phố

STT

Doanh nghiệp

Công suất thiết kế (tấn/năm)

1

Công ty Cổ phần Việt Phong

48.000

2

Xí nghiệp TAGS An Phú

24.000

3

Công ty TNHH TMSX TACN Vạn Sanh

90.000

4

Công ty Cổ phần TAGS Việt Phương

36.000

5

Công ty TNHH Đại Hưng

24.000

Tổng sản lượng thức ăn đậm đặc, hỗn hợp cho vật nuôi năm 2007 do các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố đạt 171.394 tấn (trong đó: thức ăn đậm đặc: 28.207 tấn, thức ăn hỗn hợp: 143.147 tấn); thức ăn bổ sung premix vitamin, khoáng: 5.124 tấn).

Bảng 15. Kết quả sản xuất thức ăn chăn nuôi

 trên địa bàn thành phố trong năm 2007.

Thức ăn hỗn hợp, đậm đặc

Số lượng

(tấn)

Thức ăn bổ sung

Số lượng

(tấn)

TĂ hỗn hợp cho heo

47.384

TĂ bổ sung cho heo

2.376

TĂ hỗn hợp cho gia cầm

93.508

TĂ bổ sung cho gia cầm

1.494

TĂ hỗn hợp cho đại gia súc

2.294

TĂ bổ sung cho đại gia súc

1.254

TĂ đậm đặc cho heo

28.021

 

 

TĂ đậm đặc cho gia cầm

166

 

 

TĂ đậm đặc cho đại gia súc

20

 

 

Tổng TĂ hỗn hợp

143.147

 

 

Tổng TĂ đậm đặc

28.207

Tổng TĂ bổ sung

5.124

- Một số cơ sở đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, GMP như Gấu Vàng, Bio-Pharmachemie, Đại Hưng, Việt Phương.

- Năm 2007, có 34 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (11 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp, đậm đặc; 22 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung các loại; 01 cơ sở sản xuất nguyên liệu) thực hiện thủ tục tiếp nhận công bố 459 sản phẩm thức ăn chăn nuôi, trong đó 164 sản phẩm thức ăn hỗn hợp và đậm đặc, 7 sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và 288 sản phẩm thức ăn bổ sung).

2. Kiểm tra thức ăn chăn nuôi:

- Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi . Đã triển khai 2 đợt kiểm tra tại 10 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

- Hầu hết các cơ sở đã công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tại Sở Nông nghiệp và PTNT và thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Lập biên bản yêu cầu 2 doanh nghiệp khắc phục việc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định (ghi sai tên, thiếu chỉ tiêu chất lượng, công dụng, không ghi hướng dẫn ngưng sử dụng sản phẩm đối với sản phẩm có sử dụng kháng sinh).

 

 

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂN NUÔI NĂM 2008

1. Mục tiêu:

Thực hiện kế hoạch đảm bảo mục tiêu giá trị sản xuất tăng 10,6% so với năm 2007.  Phấn đấu các chỉ tiêu tổng đàn chăn nuôi như sau:

- Tổng đàn trâu bò: 114.700 con, trong đó bò sữa đạt 65.000 con

- Tổng đàn heo đạt: 380.000 con, trong đó nái sinh sản đạt 53.000 con.

Tổng đàn bò sữa đạt 65.000 con, tổng đàn heo đạt 380.000 con.

2. Công tác điều hành chung:

- Tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch chủ động, đồng bộ, nhằm không để dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra, ổn định tình hình dịch tễ đàn gia súc của thành phố. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, nhằm giảm chi phí điều trị, thuốc thú y, góp phần giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường giám sát chặt chẽ đàn gia súc đến từng hộ chăn nuôi; củng cố hệ thống thu thập thông tin thống kê đàn gia súc trên địa bàn thành phố, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát chặt chẽ tổng đàn, cơ cấu đàn, tình hình nhập xuất đàn trâu bò (nhất là bò sữa) trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, cải tạo chuồng trại thông thoáng và có công trình xử lý chất thải.

- Cải tiến phương thức chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn trên từng hộ nuôi gia súc, xây dựng cơ cấu đàn hợp lý và các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cải tiến, có hiệu quả, tăng năng suất lao động, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường thực hiện tốt, có hiệu quả công tác quản lý, kiểm định giống; ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh giá tiêm năng di truyền.

3. Giải pháp cụ thể:

3.1. Đối với bò sữa:

- Tiếp tuc triển khai chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2006-2010, trong đó tập trung vào công tác:

+ Nâng cao chất lượng giống và năng suất sữa, đẩy mạnh phối giống bò sữa cao sản từ nguồn tinh bò sữa cao sản nhiệt đới Israel, hhảo sát khả năng thích nghi, phát triển của các con bê sinh ra.

+ Xây dựng trung tâm thử nghiệm sản xuất thức ăn hỗn hợp thô xanh hoàn chỉnh chất lượng cao TMR.

+ Tiếp tục thực hiện Dự án đang triển khai thực hiện "Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa quy mô cấp xã” tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi; Chương trình thú y phục vụ bò sữa; Chương trình khuyến nông phục vụ bò sữa.

+ Thực hiện dự án đầu tư nghiên cứu sản xuất các trang thiết bị thay thế ngoại nhập phục vụ chăn nuôi bò sữa.

+ Đầu tư vào phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

- Xúc tiến thủ tục xây dựng trại bò sữa kiểu mẫu theo công nghệ Israel.

- Hướng dẫn các tổ chức cá nhân hình thành các hợp tác xã, hiệp hội chăn nuôi tạo mối liên kết trong các hoạt động sản xuất thức ăn, chăn nuôi và giải quyết sản phẩm.

- Xây dựng chuyên đề khảo sát cách thức cho ăn, khẩu phần trên đàn bò sữa nuôi tại các nông hộ. Lấy mẫu phân tích thành phần dinh dưỡng các nguồn nguyên liệu cung cấp thức ăn cho bò sữa và khẩu phần ăn của bò sữa. Từ đó có cơ sở đánh giá chất lượng khẩu phần ăn hiện nay so với nhu cầu khai thác của bò sữa.

- Phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm xây dựng những khẩu phần ăn thích hợp cho bò sữa. Biên soạn thành tài liệu để giúp người chăn nuôi tiện tham khảo. Hướng dẫn người chăn nuôi tự tổ hợp khẩu phần từ những nguồn nguyên liệu có sẳn. Hướng dẫn cách thức cho ăn theo TMR, PMR kết hợp thái cỏ để thay đổi cấu trúc vật lý của thức ăn nhằm khắc phục tình trạng sử dụng thức ăn không đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Hướng dẫn các mô hình chuẩn về chuồng trại ở các quy mô khác nhau, cải tạo tiểu khí hậu tạo thông thoáng và giảm stress nhiệt ẩm trong chuồng. Phối hợp với Công ty Vinamilk hỗ trợ vay vốn cho những hộ có nhu cầu cải tạo chuồng trại. Hướng dẫn việc xử lý nước thải từ chăn nuôi bò phục vụ cho việc tưới cỏ, xây dựng hầm biogas, nhằm giảm thiểu ô nhiễm khu vực chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh. 

- Khảo sát tình hình thu mua sữa tại các trạm trung chuyển, tại hộ chăn nuôi bò sữa. Lấy mẫu sữa tại các trạm trung chuyển phân tích chất lượng tại các cơ quan phân tích. So sánh kết quả các mẫu phân tích với kết quả tại trạm trung chuyển

- Tăng cường huấn luyện kết hợp hội thảo đầu bờ tại các các mô hình đã có kết quả cải thiện trên năng suất bò sữa. Trong hội thảo đầu bờ cần lưu ý hướng dẫn để chính người nông dân có mô hình tốt sẽ báo cáo lại cho các hộ khác học tập. 

- Khuyến nông đầu tư các mô hình tổng hợp bao gồm chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu, khẩu phần dinh dưỡng, cho ăn theo TMR, máy thái cỏ… thay vì đầu tư các mô hình đơn lẻ. Xác định chi phí đầu tư hợp lý để hướng dẫn nông dân nhân rộng mô hình.

- Xây dựng mô hình trình diễn tiêm phòng để đánh giá năng suất và chất lượng sữa giúp nông dân yên tâm khi tổ chức tiêm phòng.

- Hướng dẫn thủ tục, khuyến khích các hộ chăn nuôi vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi.

3.2. Đối với đàn heo:

- Tiếp tục thực hiện đánh giá di truyền giống heo bằng BLUP. Mở rộng hệ thống đánh giá di truyền giống heo ra nhiều doanh nghiệp chăn nuôi nhằm có được một cơ sở dữ liệu trên 1 quần thể lớn và khả năng trao đổi những đực giống có EBV cao. Tiến tới đánh giá giá trị con giống dựa trên EBV gắn liền với giá trị kinh tế trong quá trình chọn lọc giống.

- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên trách công tác giống.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.

- Xây dựng phương án liên kết các doanh nghiệp chăn nuôi, hình thành các trại vệ tinh cung cấp heo cho các đơn vị giết mổ với các yêu cầu thực hiện về công thức lai, xây dựng thương hiệu giống, quy trình sản xuất thịt an toàn không có kháng sinh chất cấm được thực hiện từ khâu chăn nuôi đến giết mổ.

- Thực hiện đề tài xây dựng các tiêu chuẩn giống heo và hình thành tháp giống tại các cơ sở chăn nuôi heo của thành phố.

- Đối với các hộ chăn nuôi heo nhập cư thực hiện các giải pháp sau:

+ Chính quyền địa phương sớm định hướng quy hoạch chăn nuôi, chấm dứt tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y gây ô nhiễm môi trường.

+ Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận huyện chỉ đạo Tổ liên ngành môi trường, Y tế, Thú y, chính quyền địa phương kiểm tra, lập hồ sơ xử lý hộ, cơ sở chăn nuôi vi phạm các quy định về chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ gia súc, tiến đến xóa hẳn hình thức chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y gây ô nhiễm môi trường.

+ Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm: kiểm soát chặt chẽ vận chuyển xuất nhập; nắm tình hình diễn biến tổng đàn, cơ cấu đàn hàng tuần; thường xuyên tiêm phòng bổ sung theo lứa tuổi, vệ sinh tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm,

3.3. Chăn nuôi gia cầm:

Tiếp tục tổ chức thực hiện theo Công văn số 2663/UBND-CNN, ngày 08/5/2007 của UBND thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch và hướng dẫn điều kiện chăn nuôi gia cầm, tình hình hiện nay:

- Tiếp tục thực hiện chủ trương của UBND Thành phố không khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm và chỉ được phép chăn nuôi gia cầm khi đảm bảo đủ điều kiện an toàn sinh học.

- Hướng dẫn nông dân đăng ký với chính quyền địa phương trước khi nuôi ; Chi cục Thú y hướng dẫn, tổ chức thẩm định trước khi cho phép chăn nuôi.

- Nghiêm cấm chăn nuôi gia cầm gia cầm trong nội thành, nội thị, khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các khu vực gần trường học, bệnh viện.

- Chi cục Thú y có kế hoạch chủ động trong việc cung cấp vắc-xin và chỉ đạo thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm thành phố.

3.4. Triển khai thực hiện các nội dung chương trình giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung vào:

 - Chương trình nâng cao chất lượng giống và năng suất sữa của đàn bò sữa Thành phố.

- Dự án đầu tư Trại bò sữa kiểu mẫu theo công nghệ Israel (đã có chủ trương chấp thuận tại Công văn số 283/UBND, ngày 23/04/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc chấp thuận chủ trương nhận tài trợ của Israel và đầu tư trại thực nghiệm bò sữa công nghệ cao).

- Công tác đánh giá di truyền giống heo theo phương pháp tiên tiến phù hợp chuẩn mực quốc tế (BLUP) và xây dựng hệ thống tháp giống heo.

3.5. Thức ăn chăn nuôi:

- Tổ chức, phối hợp thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, lấy mẫu đánh giá chất lượng  trên địa bàn thành phố.

- Lập kế hoạch lấy mẫu thức ăn kiểm tra các chất cấm và kháng sinh tại các cơ sở sản xuất và cơ sở chăn nuôi để có khuyến cáo và xử lý các trường hợp vi phạm./.

 

   



Số lượt người xem: 6628    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm