SỐ LƯỢT TRUY CẬP

3
6
4
6
4
0
6
8
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 09 Tháng Bảy 2010 9:00:00 SA

Công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn 6 tháng đầu năm 2010

Trong 6 tháng đầu năm 2010, có 01 cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông, tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 5 đợt lốc xoáy, mưa giông, 01 đợt triều cường cao trên báo động II.
 
  -

I. Tình hình thời tiết, thiên tai trong 6 tháng đầu năm 2010:

Trong 6 tháng đầu năm 2010, có 01 cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông, tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 5 đợt lốc xoáy, mưa giông, 01 đợt triều cường cao trên báo động II.

II. Kết quả thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai 6 tháng đầu năm 2010:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

a) Trong 6 tháng đầu năm 2010, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành:

- Chỉ thị số 10/2010/CT-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 trên địa bàn thành phố.

- Quyết định kiện toàn “Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố” thành“Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố” (Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).

- Quy định về quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố và quận – huyện (Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2010).

- Quyết định giao chỉ tiêu thu, nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão đối với công dân phi nông nghiệp và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố năm 2010 (Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 12-3-2010 và Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày 07-5-2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).

- Quyết định về thành lập thí điểm lực lượng quản lý đê nhân dân tại các phường trọng điểm thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường trên địa bàn quận 12 và quận Thủ Đức (Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2010).

- Quyết định số 2353/QĐ-UBND ngày 26-5-2010 về ban hành Phương án phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố; Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 26-5-2010 về ban hành Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố; Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 26-5-2010 về ban hành Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản trên địa bàn thành phố.

- Quyết định tặng bằng khen về thành tích trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2009 (Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2010).

- Công văn chỉ đạo các sở - ngành, quận – huyện, đặc biệt là quận Thủ Đức, quận 12, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với các đợt triều cường trước và trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010 (Công văn số 253/UBND-CNN ngày 19-01-2010, số 310/UBND-CNN ngày 22-01-2010).

- Báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố trong năm 2009 (báo cáo số 61/BC-UBND ngày 17-6-2010); báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình, kết quả bố trí dân cư ở vùng biển đảo đến năm 2009 (Văn bản số 2001/UBND-CNN ngày 07-5-2010).

- Hỗ trợ kinh phí tham gia diễn tập “LB.09” của Hải đoàn 129 – Quân chủng Hải quân với kinh phí 300.000.000 đồng.

b) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã ban hành:

- Kế hoạch số 32/KH-PCLB ngày 21 tháng 01 năm 2010 về phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.

- Kế hoạch số 35/KH-PCLB ngày 27 tháng 01 năm 2010 về Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.

- Kế hoạch số 131/ KH-PCLB ngày 31 tháng 5 năm 2010 về kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phương án sơ tán, di dời dân tại các quận – huyện năm 2010.

- Trong các đợt triều cường trước, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và 6 tháng đầu năm 2010, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã có các văn bản cảnh báo tình hình triều cường, yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó. Đồng thời, cảnh báo về nguy cơ sạt lở, mưa lớn, giông gió, lốc xoáy và yêu cầu các đơn vị, quận – huyện triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó.

2. Công tác đầu tư, xây dựng công trình và trang thiết bị phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

- Trong 6 tháng đầu năm 2010, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và các sở - ngành đã trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương:

+ Điều chỉnh dự án Đầu tư xây dựng công trình chống xói lở bờ sông khu vực cầu Phước Lộc (Văn bản số 2080/UBND-ĐT ngày 10-5-2010);

+ Đầu tư xây dựng bảo vệ bờ sông Sài Gòn tại địa bàn khu phố 4, phường Thảo Điền, quận 2 (Công văn số 1848/UBND-ĐTMT ngày 27-4-2010);

+ Bổ sung 262,012 tỷ đồng cho các quận – huyện đầu tư các công trình phòng, chống ngập lụt kết hợp giao thông nông thôn năm 2010 (Văn bản số 2031/UBND-CNN ngày 8-5-2010);

+ Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân quận 12 xử lý sự cố bể đoạn bờ bao do xà lan chở cát gây ra tại rạch Ông Đụng thuộc khu phố 2, phường Thạnh Lộc – quận 12 (Văn bản số 2859/UBND-CNN ngày 21-6-2010);

+ Cho phép chỉ định thầu các gói thầu xây lắp công trình phòng, chống lụt, bão trên địa bàn quận 12 (Văn bản số 2713/UBND-CNN ngày 10-6-2010);

+ Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án bờ hữu ven sông Sài Gòn từ Vàm thuật đến tỉnh lộ 8 (Văn bản số 1807/UBND-CNN ngày 24-4-2010).

- Phối hợp với các quận – huyện khảo sát hiện trạng các công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước xung yếu trên địa bàn các quận – huyện đề xuất đầu tư cho năm 2010.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố, Sở Tài Chính thành phố đề xuất mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 của các sở - ngành, đơn vị và quận – huyện với tổng kinh phí 12,7 tỷ đồng, trong đó: từ nguồn Quỹ Phòng chống lụt, bão thành phố với kinh phí hơn 5,7 tỷ đồng, nguồn ngân sách thành phố với kinh phí 3,9 tỷ đồng, từ ngân sách quận - huyện hoặc Quỹ Phòng, chống lụt, bão quận - huyện với kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư công trình di dời và lắp đặt vị trí trụ đèn báo bão tại huyện Cần Giờ (Văn bản số 102/PCLB ngày 16-4-2010); đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chủ trương đầu tư xây dựng đập ngăn triều tại rạch Võ, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức nhằm khắc phục triệt để tình trạng bể bờ khi triều cường dâng cao.

- Sở Giao thông Vận tải đã triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện nạo vét, duy tu hệ thống cống thoát nước nhằm đảm bảo tiêu thoát nước nhanh khi có mưa bão, triều cường, giảm thiểu tình trạng ngập úng.

3. Công tác tuyên truyền, cảnh báo, diễn tập, tập huấn phòng, chống lụt bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

- Ngày 15 tháng 5 năm 2010, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố đã tổ chức cuộc Tổng diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan khi có cháy nổ xảy ra. Đồng thời đã tổ chức tập luyện và diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại tại nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu và 01 lớp huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy – cứu nạn, cứu hộ cho 40 cán bộ chiến sỹ của các đơn vị thuộc Bộ tham mưu Quân khu 7.
 

- Ngày 29 tháng 6 năm 2010, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và đại điện 24 quận – huyện tham gia Hội nghị trực tuyến triển khai các quy chế về động đất, sóng thần do Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức.
 

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố cử cán bộ tham dự lớp tập huấn công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức để chuẩn bị tập huấn cho các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng thành phố.
 

- Sở Giao thông Vận tải thành phố đã cảnh báo 45 vị trí nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch, biển trên địa bàn thành phố và đề nghị các đơn vị, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó.
 

- Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố thường xuyên cập nhật tin tức đăng website Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố.
 

4. Công tác kiểm tra, trực ban:

- Kiểm tra 69 đoạn bờ bao xung yếu theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Văn bản số 310/UBND-CNN ngày 22 tháng 01 năm 2010, thuộc các địa bàn trọng điểm thường xuyên bị ảnh hưởng của triều cường, gồm: quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi để hỗ trợ kỹ thuật, đôn đốc các địa phương tập trung gia cố cấp bách, đảm bảo an toàn trong các đợt triều cường, nhất là đợt triều cường trong dịp Tết Canh Dần năm 2010.
 

- Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã xây dựng Kế hoạch và phối hợp với các quận – huyện kiểm tra công trình thủy lợi phòng, chống lụt, bão trước mùa mưa lũ năm 2010 tại một số quận – huyện trọng điểm, gồm: quận 12, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè và Báo cáo kết quả kiểm tra số 146/BC-PCLB ngày 23-6-2010; kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phương án sơ tán, di dời dân tại các quận – huyện năm 2010.
 

- Kiểm tra và báo cáo tiến độ thực hiện các công trình:
 

+ Đối với 156 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2008 giảm còn 136 công trình (do có sự điều chỉnh). Theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, đến nay các địa phương đã phê duyệt 136/136 hồ sơ; trong đó, đã hoàn thành 99 công trình (đạt 72,79%), đang triển khai thi công 10 công trình và đang chuẩn thi công 17 công trình.
 

+ Đối với 128 công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước năm 2009. Theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, đến nay các địa phương đã phê duyệt 103/128 hồ sơ, đạt 80,47%, trong đó, đã hoàn thành 45 công trình, đạt 35,16% và đang triển khai thi công 38 công trình.
 

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh đã kiểm tra công trình Hồ Dầu Tiếng trước mùa mưa lũ năm 2010.
 

- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thành phố đã yêu cầu các doanh nghiệp quảng cáo, các cơ sở kinh doanh, cửa hàng cam kết, thực hiện việc kiểm tra, gia cố lại toàn bộ các pa nô, bảng, hộp đèn quảng cáo, biển hiệu, kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng… nhằm hạn chế đổ sập, gây tai nạn khi xảy ra giông gió, lốc xoáy, mưa bão.
 

- Tổng Công ty Điện lực thành phố đã tổ chức kiểm tra và bảo trì các lưới đi
ện, trạm điện (lưới và trạm truyền tải, lưới trung thế nổi và ngầm, máy biến thế - trạm biến thế phân phối, trạm ngắt và các thiết bị trong trạm ngắt, lưới hạ thế, đầu trụ hạ thế) nhằm không để thiết bị, lưới điện vận hành mất an toàn.
 

- Tổ chức trực ban, triển khai thực hiện công tác phòng, chống triều cường, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, mưa lớn…; đồng thời, yêu cầu các sở - ngành thành phố, quận - huyện tổ chức trực ban khi có thiên tai xảy ra và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định.
 

5. Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:

a) Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy: đã tổ chức cứu nạn, cứu hộ 63 vụ (tăng 10 vụ so với cùng kỳ năm 2009) trong đó có 4 vụ thực hiện trên địa bàn phối hợp như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, cứu sống được 10 người, lặn tìm, vớt được 29 xác nạn nhân. Phối hợp với Công an thành phố và Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tháo gỡ và xử lý an toàn 01 vật thể trên cây trước cửa Văn phòng Quận ủy quận 5.
 

b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố đã tham gia cứu nạn, cứu hộ 09 vụ làm chết 01 người, bị thương 02 người và hư hỏng nhẹ 04 tàu, cụ thể:
 

- Tai nạn lao động: xảy ra 02 vụ, làm bị thương 02 người.
 

+ Ngày 27-03-2010, thuyền viên tàu Janessia Assphal IV (quốc tịch Panama) đậu cầu Caltex Nhà Bè, do bất cẩn tế cầu thang trên tàu bị thương, thuyền viên được đưa đi cấp cứu kịp thời.
 

+ Ngày 01-4-2010, thuyền viên tàu Choudhary Naresh Shreeram (quốc tịch Ấn Độ) đậu cảng VK102, do bất cẩn tế cầu thang trên tàu bị thương đầu, được đưa đi cấp cứu kịp thời.
 

- Tai nạn giao thông đường thủy và giao thông trong cảng: xảy ra 02 vụ làm hư hỏng nhẹ 4 tàu.
 

+ Ngày 04-5-2010, tàu Costis (quốc tịch Panama), trong lúc nhổ neo do nước chảy xiết làm tàu bị trôi va chạm vào mũi tàu Far East (quốc tịch Việt Nam).
 

+ Ngày 31-4-2010, Tàu Sheng Ho (quốc tịch Đài Loan) hành trình từ nhà máy Nghi Sơn cảng Hiệp Phước đến ngã ba Đồng Tranh, mạn phải của tàu đã va chạm vào xà lan (không rõ số hiệu), tiếp tục va chạm vào xà lan BT-0120.
 

- Tai nạn do cháy trên tàu: 03 vụ, không thiệt hại về người, thuyền viên trên tàu chủ động khắc phục sự cố và thiệt hại do cháy gây ra.
 

- Tai nạn giao thông trong cảng: xảy ra 01 vụ làm chết 01 người.
 

- Xác chết trôi dạt: 01 nạn nhân.

Các vụ việc được các đơn vị nhanh chóng chủ động phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng sử dụng lực lượng, phương tiện thủy như tàu cứu hộ, ca nô ứng cứu kịp thời, giảm nhiều thiệt hại.
 

6. Công tác quản lý tàu thuyền:

Tập trung quản lý 1.907 tàu cá, gồm 118 tàu cá trên 90 CV hoạt động đánh bắt xa bờ và 1.789 tàu cá nhỏ hơn 90 CV thường xuyên hoạt động đánh bắt ven bờ và gần bờ biển thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre...
 

- Trong thời gian xuất hiện cơn áp thấp nhiệt đới, công tác quản lý tàu thuyền đã được thực hiện khẩn trương, chặt chẽ, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ liên tục thông báo, hướng dẫn cho các thuyền trưởng, chủ tàu thuyền hoạt động nghề cá, nhất là các tàu thuyền đánh bắt xa bờ và dân cư ven biển biết khu vực nguy hiểm, vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng, tránh, ứng phó, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú tránh an toàn.
 

7. Công tác chống ngập úng nội thị:

Trong 6 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn thành phố có 16 điểm thường xuyên ngập, điểm ngập sâu nhất khoảng 0,5 m. Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố và Công ty Thoát nước đô thị thường xuyên theo dõi, nắm bắt nhằm triển khai các biện pháp giảm ngập, tiêu thoát nước, bơm chống ngập khi cần thiết.
 

8. Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả:

- Đối với lốc xoáy: ngay sau khi xảy ra sự cố, chính quyền và các đơn vị, đoàn thể của địa phương đã trực tiếp xuống hiện trường, huy động lực lượng giúp nhân dân khắc phục thiệt hại và hỗ trợ kinh phí cho một số hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
 

- Đối với triều cường, ngập úng: ngay khi xảy ra sự cố bể bờ, tràn bờ, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các quận – huyện liên quan tiến hành kiểm tra thực địa và tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố bể, tràn bờ; các địa phương đã chủ động, tích cực huy động phương tiện, vật tư, các lực lượng: xung kích, dân quân, đơn vị công ích, đơn vị thi công, hợp tác xã… tổ chức khắc phục ngay các đoạn bờ bao bị bể bờ, tràn bờ; đồng thời vận động di dời dân đến các nơi tạm cư an toàn.
 

9. Công tác di dời dân:

Hiện nay, thành phố đang thực hiện 04 dự án di dời dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng bởi bão đến khu vực an toàn, cụ thể:
 

a. Huyện Cần Giờ: có 02 dự án (do huyện làm chủ đầu tư).
 

- Dự án 1: Di dời 1.100 hộ dân tại xã đảo Thạnh An vào đất liền, trong đó có 466 hộ nằm ven sông, ven biển có nguy cơ sạt lở (theo chủ trương của Thành ủy tại Thông báo số 140-TB/TU ngày 26-12-2007 và Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 544/TB-VP ngày 6-8-2007, số 589/TB-VP ngày 21-8-2007 và số 214/TB-VP ngày 17-3-2008 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố).
 

Tiến độ thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã xây dựng đề án di dời; ngày 02 tháng 6 năm 2010 Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo tình hình thực hiện Đề án và có kết luận tại thông báo số 341/TB-VP ngày 11-6-2010 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
 

- Dự án 2: Di dời 1.400 hộ dân sống trong vùng sạt lở ven sông, ven biển, vùng trũng thấp và trong rừng phòng hộ tại các xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, trong đó có 777 hộ sống ven sông, ven biển, kênh rạch có nguy cơ sạt lở; 623 hộ còn lại sống ở khu vực trũng thấp và trong rừng phòng hộ (Văn bản số 6487/UBND-CNN ngày 07-9-2006 của Ủy ban nhân dân thành phố).
 

Tiến độ thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đang tiến hành lấy ý kiến các sở - ngành về địa điểm tái định cư; hiện nay đang trong giai đoạn cập nhật, bổ sung để hoàn chỉnh đề án trình Ủy ban nhân dân thành phố.
 

b. Huyện Nhà Bè: có 02 dự án (Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận và bố trí nguồn vốn ngân sách tập trung giao cho Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè thực hiện tại Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 10-01-2008 của Ủy ban nhân dân thành phố):
 

- Dự án 1: Xây dựng khu di dời 118 hộ dân ven sông bị sạt lở trên địa bàn huyện Nhà Bè tại khu đất 3,86 ha xã Long Thới; tổng kinh phí 38.417 triệu đồng do Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố làm chủ đầu tư.
 

- Dự án 2: Xây dựng khu di dời 300 hộ dân ven sông bị sạt lở trên địa bàn huyện Nhà Bè tại khu đất 10,25 ha xã Phước Lộc; tổng kinh phí 93.730 triệu đồng (kế hoạch vốn đợt I là 500 triệu đồng), do Công ty Cổ phần Địa ốc Lam Giang làm chủ đầu tư.
 

Tiến độ thực hiện: huyện Nhà Bè đang thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và bản vẽ chi tiết 1/500, sau khi được phê duyệt sẽ tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng để phục vụ tái định cư.
 

10. Công tác khác:

- Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức hội nghị tổng kết diễn tập kiểm tra phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009; tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2010.
 

- Các quận - huyện, đơn vị liên quan đã tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2009, xây dựng và triển khai kế hoạch năm 2010; củng cố, kiện toàn và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn; nạo vét cống rãnh, hố ga khai thông dòng chảy; nâng cấp duy tu bờ bao, công trình công cộng đang xuống cấp; chặt tỉa, mé nhánh cây xanh và đốn hạ cây chết, cây bị sâu bệnh; tổ chức sửa chữa, duy tu các hệ thống đường dây điện, viễn thông…
 

- Dự thảo Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
 

- Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ tại thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
 

- Xây dựng Đề án trồng cây chắn sóng bảo vệ kè biển, đê biển và trồng cây phòng, chống sạt lở hệ thống đê bao, bờ bao, sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2015 (đang lấy ý kiến của các sở - ngành, quận – huyện liên quan).
 

- Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kinh phí và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố.
 

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức, hoạt động và áp dụng mức thù lao, chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân được tổ chức thí điểm tại các phường trọng điểm thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường tại quận 12 và quận Thủ Đức.
 

- Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Luật Đê điều trên địa bàn thành phố.
 

- Đề nghị các sở - ngành, đơn vị và quận – huyện triển khai thực hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về các Phương án chủ động phòng, chống ứng phó với lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
 

- Báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về cập nhật, bổ sung số dân cần phải di dời, sơ tán khi có bão đổ bộ trực tiếp và nước dâng; cung cấp số liệu phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão năm 2010.

Văn phòng Ban chỉ huy PCLB TP – Chi cục Thủy lợi và PCLB.


Số lượt người xem: 11846    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

 THƯ VIỆN VIDEO

  • Không tiêu đề
Tìm kiếm